• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Home
  • Quy trình Chính sách
  • Hoạch định Chính sách
  • Phân tích Chính sách
  • Giới thiệu

Chính sách công

Chính sách công

  • Chính sách công
  • Hành chính công
  • Diễn đàn Chính sách
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thuật ngữ Chính sách
Home » Chính sách công » Chính sách và chính trị » “Thể chế, thể chế và thể chế”

“Thể chế, thể chế và thể chế”

11/07/2020 by Nguyễn Anh Phương 6 Comments

1. Nhiều học giả phương Tây nghiên cứu về quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế ở một số nước Đông Âu và Nga đã định nghĩa khái niệm chuyển đổi kinh tế là quá trình trong đó các quốc gia có áp dụng mô hình nền kinh tế quản lý trung ương tập quyền, mệnh lệnh hành chính, sở hữu nhà nước chiếm ưu thế, với các động lực khuyến khích phi vật chất (non-material incentives), chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường, trong đó cơ chế kinh tế thị trường phát triển, kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, và với động lực là các khuyến khích vật chất (self-serving material incentives).

2. Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi là thu nhập thấp, kinh tế tăng trưởng nhanh, trong khi hệ thống pháp luật chưa phát triển và chưa đầy đủ để bảo vệ các quyền về tài sản; nền kinh tế định hướng thị trường nhưng quan hệ thị trường chưa hoàn thiện. Quá trình chuyển đổi, về lý thuyết, sẽ dẫn tới hình thành nền kinh tế có đầy đủ đặc trưng kinh tế thị trường.

3. Điều cần lưu ý ở đây là, việc chuyển đổi có hiệu quả, khả thi và thành công hay không sẽ phụ thuộc vào điều kiện đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia. Nóng vội áp dụng ngay quan hệ thị trường thay thế cho hệ thống quản lý trung ương tập quyền có thể dẫn đến những vấn đề tiêu cực, bởi nó bỏ qua sự biến đổi quan hệ xã hội cần thiết. Kinh nghiệm chuyển đổi theo ‘liệu pháp sốc’ (shock therapy) ở các nước Đông Âu và Nga cho thấy, sự không thành công của quá trình chuyển đổi có thể dẫn đến những bất ổn về mặt xã hội, như bất bình đẳng thu nhập cao, kinh tế tăng trưởng chậm, giảm hiệu quả đầu tư.

4. Nhìn từ góc độ thể chế, không nên xem nhẹ yếu tố ổn định xã hội; và nhu cầu cần thiết cải cách thể chế cần thích ứng với điều kiện chuyển đổi, đặt trong mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với các nhân tố văn hóa xã hội. Do đó, chuyển đổi kinh tế cần đặt trong mối quan hệ chính trị, xã hội; bao quát từ góc nhìn thể chế. Chuyển đổi kinh tế, sau cùng là (vấn đề thuộc về) kinh tế chính trị.

5. Thể chế là những quy tắc, luật lệ của “trò chơi” trong xã hội (Douglass North). Thể chế không đơn giản chỉ là chế độ chính trị của một quốc gia (Ahrens và Mengeringhaus). Thể chế là những ràng buộc được tạo ra để định hình cách thức tương tác của con người; liên quan đến cơ chế cơ bản và bền vững, quản trị, chi phối động lực và hành vi hợp tác của các chủ thể trong “cuộc chơi lớn về chính trị và kinh tế” (political and economic games).

6. Mối quan hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân cũng thể hiện sự đa dạng của thể chế, và là yếu tố quan trọng trong hoạch định chính sách. Đây là một trong những chìa khoá cho sự thành công của quá trình cải cách.

7. Thể chế không chỉ giới hạn trong bản hiến pháp thành văn, hoặc mức độ dân chủ của xã hội; Nó bao gồm cả quyền lực và khả năng mà nhà nước điều hành, phân bổ sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và quản lý xã hội. Hơn nữa, thể chế liên quan đến cách thức mà quyền lực chính trị tác động đến xã hội và cơ chế hoạt động, hợp tác giữa các nhóm khác nhau trong xã hội (Acemoglu và Robinson).

8. Thể chế là những nền tảng pháp lý của kinh tế, trong đó, cá nhân có quyền được, hoặc không được làm gì (Bromley và Yao). Khi xem xét thể chế, điều đặc biệt quan trọng là xem xét cả khía cạnh chính trị và kinh tế.

9. Thể chế kinh tế và thể chế chính trị có mối liên hệ mật thiết, hai chiều. TCKT định hình các động lực kinh tế, như hoạt động đầu tư, tiết kiệm, hay ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, việc quyết định TCKT đó ra sao, lại là một quá trình chính trị. Và quá trình này được quyết định bởi TCCT. Mặt khác, những thay đổi điều kiện, tình trạng kinh tế và các yếu tố thị trường cũng tác động tới TCCT.

10. Ở một góc độ tiếp cận khác, có hai loại thể chế đặc trưng, là thể chế khai thác (loại trừ), và thể chế bao gồm (dung hợp). Trong đó, đặc trưng của thể chế bao gồm là tôn trọng nhà nước pháp quyền, đề cao trách nhiệm giải trình, khuyến khích trao quyền cho số đông, và có xu hướng chống lại những hoạt động thị trường chỉ làm lợi cho một số nhóm lợi ích. Quốc gia (trở nên) thịnh vượng khi thể chế chính trị và kinh tế đều (hướng tới) là (thể chế) bao gồm (Acemoglu và Robinson).

Nguyễn Anh Phương

 

Bài viết này được trích dẫn lại từ một phần của bài nghiên cứu từ lâu trên chinhsach.vn, đã lược bỏ phần trích dẫn chi tiết nguồn tài liệu tham khảo (xem bản gốc), và cấu trúc lại nội dung cho phù hợp

Bài liên quan

Filed Under: Câu chuyện chính sách, Chính sách và chính trị, Thể chế kinh tế Tagged With: thể chế, thể chế chính trị, thể chế kinh tế

About Nguyễn Anh Phương

(Mr.)
Tốt nghiệp Chính sách công & Hành chính công tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) - https://anu.edu.au

Reader Interactions

Trackbacks

  1. Nhà nước phúc lợi trong chính thể dân chủ phương Tây - Chính sách công says:
    24/07/2020 at 9:22 pm

    […] dân trong thể chế (mà) bình đẳng về quyền tự do và tham dự chính trị. Một thể chế là dân chủ khi mối quan hệ chính trị giữa nhà nước và công dân rộng khắp, […]

    Reply
  2. Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh - Chính sách, Chính sách công says:
    25/07/2020 at 8:03 am

    […] lưu ý ở Việt Nam, là để xây dựng được thể chế vững mạnh, dung hợp và đạt được các mục tiêu chung, thì không nên hiểu rằng Quốc hội chỉ căn […]

    Reply
  3. Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp ở Việt Nam - Chính sách says:
    19/08/2020 at 1:18 am

    […] phân tích thể chế và phát triển (Institutional Analysis and Development (IAD) Framework)[22] được phát […]

    Reply
  4. Vai trò cải cách thể chế trong quá trình phát triển của Trung Quốc (1) says:
    22/08/2020 at 1:00 am

    […] cách tiếp cận thể chế, bài viết này khẳng định, cải cách thể chế đã, đang và tiếp tục là yếu […]

    Reply
  5. Vai trò cải cách thể chế trong quá trình phát triển của Trung Quốc (2) says:
    22/08/2020 at 1:03 am

    […] “Mặc dù cải cách thể chế đã mang lại những thành công trong giai đoạn vừa qua, Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức trong quá trình chuyển đổi chậm… từ góc nhìn thể chế…” […]

    Reply
  6. Phòng chống tham nhũng: Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa says:
    10/11/2020 at 6:08 am

    […] pháp tiếp cận nghiên cứu, xem xét đồng thời mối quan hệ giữa các yếu tố thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng, chống tham nhũng có thể giúp đưa ra cách nhìn […]

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Search

Đọc nhiều nhất

  • chinh sach la gi Chính sách là gì?

  • phan tich chinh sach Phân tích chính sách công

  • danh gia chinh sach Đánh giá chính sách công: một số vấn đề lý luận

  • binh dang gioi Bình đẳng giới: Phụ nữ, giới, và phát triển

  • 17 muc tieu phat trien ben vung 17 Mục tiêu Phát triển bền vững

  • cac giai phap thay the Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp thay thế

  • hoach dinh chinh sach Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý

  • hoat dong lap phap Phân tích chính sách công phục vụ hoạt động lập pháp

  • Hoạch định chính sách trong hoạt động lập pháp

  • bien-tap-tap-chi-journal-editor Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

  • giam bat binh dang Giảm bất bình đẳng

  • khái niệm chính sách Khái niệm chính sách

  • phong chong tac hai thuoc la Nâng cao hiệu quả chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá

  • lua chon chinh sach cong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) – Lấy ý kiến lần 2

  • nang-luc-chinh-sach Chính sách vì dân

Hành chính công

hanh chinh cong

Hành chính công là gì?

phong-chong-tham-nhung-anti-corruption

Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

Nên đọc

bien-tap-tap-chi-journal-editor

Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

khoa hoc chinh sach

Khoa học chính sách ở Việt Nam: Những ghi chú ngắn

truyen-thong-chinh-sach

Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

chinh sach cong

Chính sách công và khoa học chính sách

cong cu chinh sach cong

Công cụ chính sách

khái niệm chính sách

Khái niệm chính sách

chinh sach la gi

Chính sách là gì?

nang-luc-chinh-sach

Chính sách vì dân

Footer

Về chinhsach.vn

chinhsach.vn được sáng lập bởi Nguyễn Anh Phương, nhằm góp phần chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực chính sách, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (...)

Liên hệ

Email: phuong@chinhsach.vn

DMCA.com Protection Status

Hỏi đáp

Chính sách là gì?

Chính sách công là gì?

Chu trình chính sách là gì?

Công cụ chính sách là gì?

Đánh giá chính sách là gì?

Phân tích chính sách là gì?

Có thể bạn quan tâm

Chính sách vì dân

Năng lực chính sách

Hoạch định chính sách ở Việt Nam

Quy trình lập pháp và Quy trình chính sách

Quy trình chính sách và Phân tích chính sách

Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp

© 2025 Chính Sách · All Rights Reserved.

chinhsach.vn | chinhsachcong.vn | hanhchinh.vn