• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Home
  • Quy trình Chính sách
  • Hoạch định Chính sách
  • Phân tích Chính sách
  • Giới thiệu
  • Blog

Chính sách công

Chính sách công

  • Chính sách công
  • Diễn đàn Chính sách
  • Hành chính công
  • Chính sách Kinh tế
  • Chính sách xã hội
Home » Chính sách công » Chính sách và pháp luật » Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh

Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh

25/07/2020 by Nguyễn Anh Phương 3 Comments

Thể chế vững mạnh, thúc đẩy xã hội hòa bình và tiếp cận công lý công bằng là những nội dung chính trong Mục tiêu Phát triển bền vững số 16.

Các mục tiêu Phát triển bền vững đã tạo lập một Khung chính sách Phát triển bền vững toàn diện cho các quốc gia trên toàn cầu.

Nội dung chính sách hướng vào ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường, với mục đích nhằm xây dựng nền kinh tế xanh, xã hội hòa bình, công bằng và môi trường xanh, sạch, trong lành, bền vững.   

17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu phát triển bền vững 2030 cũng chính là khung mục tiêu chính sách và các biện pháp chính sách cụ thể để từ đó, các quốc gia sẽ nội địa hóa cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội mỗi nước, để không ai bị bỏ lại phía sau trên quả địa cầu xanh.

Để bảo đảm hiệu lực thực thi các chính sách này, không thể chỉ là những kêu gọi, hô hào suông mà cần sự tham gia trách nhiệm, hiệu quả của khu vực Nhà nước tại mỗi quốc gia. Mục tiêu 16 được đặt ra chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của một thể chế vững mạnh, hiệu quả, trách nhiệm giải trình mà các quốc gia đồng thuận cam kết xây dựng trong tiến trình phát triển bền vững.

Một lưu ý ở Việt Nam, là để xây dựng được thể chế vững mạnh, dung hợp và đạt được các mục tiêu chung, thì không nên hiểu rằng Quốc hội chỉ căn cứ vào một số chỉ tiêu trong Mục tiêu 16 này để giới hạn sự tham gia và lập chương trình nghị sự, kế hoạch hành động của Quốc hội, còn các mục tiêu khác là “phần việc” của Chính phủ và các bộ ngành.

Phát triển bền vững nên là “từ khóa” luôn được các đại biểu Quốc hội cân nhắc đa chiều trong các thảo luận và ra quyết định lập pháp.

*      *

*

  • Xem: 17 Mục tiêu Phát triển bền vững

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho mọi người, xây dựng các thể chế dung hợp, trách nhiệm giải trình và hiệu quả ở tất cả các cấp độ

Goal 16: Promote peaceful and inclusive societies for sustainable development, provide access to justice for all and build effective, accountable and inclusive institutions at all levels

16.1 Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi.

16.1 Significantly reduce all forms of violence and related death rates everywhere.

16.2 Chấm dứt lạm dụng, bóc lột, buôn bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em.

16.2 End abuse, exploitation, trafficking and all forms of violence against and torture of children.

16.3 Thúc đẩy pháp quyền ở cả cấp quốc gia và quốc tế, và bảo đảm tiếp cận công lý công bằng cho tất cả.

16.3 Promote the rule of law at the national and international levels and ensure equal access to justice for all.

16.4 Đến năm 2030, giảm đáng kể các dòng chảy tài chính và vũ khí bất hợp pháp, tăng cường thu hồi và hoàn trả những tài sản bị mất cắp, đấu tranh với mọi loại hình tội phạm có tổ chức.

16.4 By 2030, significantly reduce illicit financial and arms flows, strengthen the recovery and return of stolen assets and combat all forms of organized crime.

16.5 Giảm đáng kể mọi hình thức tham nhũng và hối lộ.

16.5 Substantially reduce corruption and bribery in all their forms.

16.6 Xây dựng các thể chế hiệu quả, trách nhiệm giải trình và minh bạch ở tất cả các cấp.

16.6 Develop effective, accountable and transparent institutions at all levels.

16.7 Đảm bảo việc ra quyết định mang tính đáp ứng, dung hợp, có sự tham gia và đại diện ở tất cả các cấp.

16.7 Ensure responsive, inclusive, participatory and representative decision-making at all levels.

16.8 Mở rộng và tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển trong các thể chế quản trị toàn cầu.

16.8 Broaden and strengthen the participation of developing countries in the institutions of global governance.

16.9 Đến năm 2030, cấp nhận diện pháp lý cho tất cả mọi người, bao gồm đăng ký khai sinh.

16.9 By 2030, provide legal identity for all, including birth registration.

16.10 Bảo đảm người dân được tiếp cận thông tin và bảo vệ các quyền tự do cơ bản, phù hợp với pháp luật quốc gia và các hiệp ước quốc tế.

16.10 Ensure public access to information and protect fundamental freedoms, in accordance with national legislation and international agreements.

16.A Tăng cường các thể chế quốc gia có liên quan, bao gồm thông qua hợp tác quốc tế, để xây dựng năng lực ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhằm ngăn chặn bạo lực và chống lại chủ nghĩa khủng bố và tội phạm.

16.A Strengthen relevant national institutions, including through international cooperation, for building capacity at all levels, in particular in developing countries, to prevent violence and combat terrorism and crime.

16.B Thúc đẩy và thi hành chính sách, pháp luật không phân biệt đối xử, vì sự phát triển bền vững.

16.B Promote and enforce non-discriminatory laws and policies for sustainable development.

chinhsach.vn

Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh

Xem: 17 Mục tiêu Phát triển bền vững

Bài liên quan:

  • Một số vấn đề của nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp ở Việt Nam
    Một số vấn đề của nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp ở Việt Nam
  • Quy trình lập pháp và quy trình hoạch định chính sách ở Việt Nam
    Quy trình lập pháp và quy trình hoạch định chính sách ở Việt Nam
  • 17 Mục tiêu Phát triển bền vững
    17 Mục tiêu Phát triển bền vững

Filed Under: Chính sách Phát triển, Chính sách và chính trị, Chính sách và pháp luật, Dân chủ, Pháp luật, Thể chế kinh tế Tagged With: phát triển bền vững, thể chế, trách nhiệm giải trình

About Nguyễn Anh Phương

(Mr.)
Tốt nghiệp Chính sách công & Hành chính công tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) - https://anu.edu.au

Reader Interactions

Trackbacks

  1. 17 Mục tiêu Phát triển bền vững 2030 - Chính sách, Chính sách công says:
    30/07/2020 at 6:09 am

    […] […]

    Reply
  2. "Thể chế, thể chế và thể chế" - Chính sách, Chính sách công says:
    22/08/2020 at 12:57 am

    […] Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh – Chính sách, Chính sách công says: 25/07/2020 at 8:03 am […]

    Reply
  3. Vai trò cải cách thể chế trong quá trình phát triển của Trung Quốc (1) says:
    22/08/2020 at 1:00 am

    […] thể chế đặc trưng, là thể chế khai thác (loại trừ), và thể chế bao gồm (dung hợp). Trong đó, có thể tham khảo các đặc trưng của thể chế bao gồm, như tôn […]

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Primary Sidebar

Đọc nhiều nhất

  • chinh sach la gi Chính sách là gì?
  • danh gia chinh sach Đánh giá chính sách công: một số vấn đề lý luận
  • chu-trinh-chinh-sach-cong Chu trình chính sách công, quy trình hoạch định chính sách, quá trình chính sách
  • phan tich chinh sach Phân tích chính sách công
  • quy trinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam
  • bien-tap-tap-chi-journal-editor Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập
  • 17 muc tieu phat trien ben vung 17 Mục tiêu Phát triển bền vững
  • chinh sach cong Chính sách công và khoa học chính sách
  • hoach dinh chinh sach Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý
  • quyet dinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam (2)

Hành chính công

hanh chinh cong

Hành chính công là gì?

phong-chong-tham-nhung-anti-corruption

Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

Nên đọc

bien-tap-tap-chi-journal-editor

Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

truyen-thong-chinh-sach

Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

chinh sach cong

Chính sách công và khoa học chính sách

cong cu chinh sach cong

Công cụ chính sách

nghiên cứu lập pháp

Viện Nghiên cứu lập pháp với vai trò hỗ trợ hoạt động của Đại biểu Quốc hội

chinh sach la gi

Chính sách là gì?

Tìm kiếm

Footer

Về chinhsach.vn

chinhsach.vn được sáng lập bởi Nguyễn Anh Phương, nhằm góp phần chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực chính sách, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (...)

Liên hệ

Điện thoại: (024) 22.486.686

Email: phuong@chinhsach.vn

DMCA.com Protection Status

Hỏi đáp

Chính sách là gì?

Chính sách công là gì?

Chu trình chính sách là gì?

Công cụ chính sách là gì?

Đánh giá chính sách là gì?

Phân tích chính sách là gì?

Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả các bài viết trên chinhsach.vn

Năng lực chính sách

Hoạch định chính sách ở Việt Nam

Quy trình lập pháp và Quy trình chính sách

Quy trình chính sách và Phân tích chính sách

Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp

© 2023 Chính Sách · All Rights Reserved.

chinhsach.vn | chinhsachcong.vn | hanhchinh.vn