• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Home
  • Quy trình Chính sách
  • Hoạch định Chính sách
  • Phân tích Chính sách
  • Giới thiệu

Chính sách công

Chính sách công

  • Chính sách công
  • Hành chính công
  • Diễn đàn Chính sách
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thuật ngữ Chính sách
Home » Chính sách công » Chính sách và chính trị » Chính sách công và lựa chọn chính sách: vì sao cần quan tâm?

Chính sách công và lựa chọn chính sách: vì sao cần quan tâm?

07/08/2020 by Nguyễn Anh Phương 5 Comments

Lựa chọn chính sách

Chính sách công là một trong những lĩnh vực rất quan trọng mà người dân cần biết và nên biết, vì nó can thiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người trong xã hội.

Trước tiên, bằng lá phiếu của mình, bạn có quyền lựa chọn ra những đại biểu dân cử, các chính trị gia mà trong nhiệm kỳ có thời hạn nhất định, họ sẽ đại diện cho bạn để tham gia vào một quá trình chính trị phức tạp, với sản phẩm đầu ra rất quan trọng là các chính sách công. Tất cả những gì mà nhà nước lựa chọn làm, ở nghĩa rộng nhất, đều được coi là chính sách công.

  • Xem: Chính sách công và khoa học chính sách

Và nếu như, đối với nhiều người, khái niệm chính trị có thể “mơ hồ”, thậm chí gây tâm lý e ngại, né tránh tìm hiểu và tranh luận, thì chính sách công dễ nhận biết hơn. Chính sách công chính là sự hiện thực hóa cách trả lời cho câu hỏi chính trị: “Ai được gì, khi nào và như thế nào?” (Lasswell).

Phân bổ các nguồn lực công hữu hạn một cách hiệu quả, đạt hiệu suất cao để phục vụ cho lợi ích công cộng và sự phát triển thịnh vượng của quốc gia là những lựa chọn chính sách quan trọng, nhưng đầy khó khăn.

Quyết định lựa chọn chính sách của nhà nước, đến lượt nó, tác động trở lại đối với những người dân đã dùng lá phiếu để lựa chọn cách thức lập ra nhà nước.

Từ đó, luật pháp được thực thi, các chương trình chính sách được triển khai, các biện pháp chính sách được nhân viên công quyền áp dụng… đối với một nhóm người hoặc phạm vi toàn xã hội. Và kết quả là những tác động chính sách mà ai cũng có thể thấy được sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, từ việc tham gia bảo hiểm xã hội, đi khám bệnh, đến trường học, cảm thấy an toàn hay bị đe dọa nơi công cộng hoặc chốn riêng tư, hưởng bầu không khí trong lành hay ô nhiễm, cho đến cả việc có người tự nguyện, nhưng có người lại cảm thấy bị ép buộc phải đeo khẩu trang… như đang diễn ra ở nhiều quốc gia.



Lựa chọn công cụ chính sách

Nhà nước có nhiều công cụ chính sách để lựa chọn áp dụng nhằm can thiệp giải quyết các vấn đề chính sách phát sinh trong xã hội.

Luật pháp là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để quản trị quốc gia. Sự thượng tôn pháp luật đòi hỏi nhà nước khi sử dụng công cụ pháp luật cũng phải đặt mình trong khuôn khổ của pháp luật.

  • Xem: Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

Nhưng không chỉ có vậy, từ sự “cho phép” của luật pháp, nhà nước có thể chủ động triển khai các dịch vụ công cộng mà y tế và giáo dục là những lĩnh vực rất quan trọng được nhà nước cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp. Những lĩnh vực mà người dân có thể nhìn thấy rất rõ mức độ bình đẳng đạt được trong xã hội.

Cùng với cung cấp dịch vụ công, nhà nước còn có thể cấp tiền cho người dân khi cần. Bạn đừng ngạc nhiên khi người dân nhiều quốc gia trên thế giới được nhận trực tiếp tiền mặt hỗ trợ từ Chính phủ. Vì nhà nước có ngân sách rất lớn, và phần không nhỏ trong đó dùng để nâng cao phúc lợi xã hội.

Để có ngân sách hoạt động, thì một trong những công cụ mà nhà nước sử dụng, là thu thuế. Cách thức mà nhà nước thu thuế và phân bổ nguồn thu từ thuế có thể cho bạn biết lá phiếu lựa chọn của bạn có được tôn trọng hay không.

Thêm vào đó, các chính sách tài khóa và tiền tệ cũng là những công cụ có sức ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội, nhất là khi có các khủng hoảng kinh tế – xã hội trên quy mô lớn.

Ngoài các công cụ trên, khi mà nhiều lựa chọn chính sách và công cụ chính sách tỏ ra không hiệu quả, thì các chính trị gia có một lựa chọn nữa, đó là dùng khả năng thuyết phục (có được từ uy tín, lời nói và việc làm) của các lãnh đạo chính trị và bộ máy hành chính để tác động, gây ảnh hưởng đến xã hội nhằm đạt được mục tiêu chính sách nào đó.

Ví dụ, để người dân đồng tình ủng hộ nhà nước về việc thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh, khai báo y tế để phòng dịch covid có thể đạt được không chỉ từ những lệnh cấm hoặc bắt buộc, hoặc các biện pháp xử phạt thật nặng, mà còn từ sự thuyết phục của những cá nhân có uy tín trong bộ máy chính quyền, tác động tới ý thức chấp hành của nhiều người.

Nói rộng ra, chính sách muốn thành công thì mấu chốt vấn đề chính là sự thuyết phục.

  • Xem: Công cụ chính sách là gì?

Lựa chọn thái độ

Để nhà nước sử dụng các công cụ chính sách hiệu quả, thì không phải chỉ trông chờ vào nỗ lực và ý thức trách nhiệm của những người làm trong bộ máy nhà nước.

Tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm và phe cánh… là những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực công, và sẽ càng có cơ hội gia tăng mức độ trầm trọng trước thái độ thờ ơ, bàng quan, thụ động của những người “dân là chủ”. “Góp vốn bằng chính sách”, “tham nhũng chính sách” là lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc gây ảnh hưởng trong việc ban hành, thực thi chính sách để “biển thủ” một cách tinh vi các nguồn lực và lợi ích công làm “của riêng”, gây ra những thiệt hại tổng thể rất lớn cho toàn xã hội. 

Vì thế, người dân nên quan tâm và cần có hiểu biết nhất định về chính sách công. Một trong những cách thể hiện trách nhiệm công dân trong xã hội dân chủ là tích cực, chủ động tham gia giám sát quá trình lựa chọn, ra quyết định và thực thi chính sách của nhà nước.

 

Nguyễn Anh Phương

chinhsach.vn

Gợi ý trích dẫn:

Nguyễn Anh Phương 2020, Chính sách công và lựa chọn chính sách: vì sao cần quan tâm?, https://chinhsach.vn/lua-chon-chinh-sach-cong-vi-sao-can-quan-tam/, truy cập ngày …/…/…

 

Tài liệu tham khảo:

Guy Peters, 2016, American Public Policy: Promise and Performance, 10 ed. CQ Press.

Bài liên quan

Filed Under: Chính sách, Chính sách công, Chính sách và chính trị, Chính sách và pháp luật, Công cụ chính sách, Pháp luật, Phòng chống tham nhũng Tagged With: chính trị, công cụ chính sách, hoạch định chính sách, lựa chọn chính sách

About Nguyễn Anh Phương

(Mr.)
Tốt nghiệp Chính sách công & Hành chính công tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) - https://anu.edu.au

Reader Interactions

Trackbacks

  1. Chính sách là gì? Chính sách công là gì? Hoạch định chính sách là gì? says:
    09/08/2020 at 12:25 am

    […] Xem: Chính sách công và lựa chọn chính sách: Vì sao cần quan tâm? […]

    Reply
  2. Quy trình lập pháp và quy trình hoạch định chính sách ở Việt Nam says:
    13/08/2020 at 10:21 am

    […] cách tiếp cận luật pháp là một công cụ chính sách (trong lý thuyết khoa học chính sách) để xem xét mối quan hệ giữa quy trình […]

    Reply
  3. Chính sách và Chính sách công: Giới thiệu về chinhsach.vn says:
    23/08/2020 at 8:29 am

    […] 7. Công cụ chính sách và lựa chọn công cụ như thế nào? […]

    Reply
  4. Chính sách công và khoa học chính sách - Chính sách - Chính sách công says:
    03/09/2020 at 6:48 pm

    […] hệ thống chính trị (Althaus, Bridgman & Davis 2013). Chính sách công, theo đó, là những lựa chọn của nhà nước để giải quyết một tình huống chính trị hoặc một vấn đề […]

    Reply
  5. Tư nhân cung cấp dịch vụ công: Đe doạ các giá trị dịch vụ công says:
    10/09/2020 at 2:53 pm

    […] Xem: Chính sách công và lựa chọn chính sách: Vì sao cần quan tâm […]

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Search

Đọc nhiều nhất

  • chu-trinh-chinh-sach-cong Chu trình chính sách công, quy trình hoạch định chính sách, quá trình chính sách

  • quy trinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

  • bien-tap-tap-chi-journal-editor Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

  • chinh sach la gi Chính sách là gì?

  • cai-cach-the-che-o-Trung-Quoc Cải cách thể chế trong quá trình phát triển của Trung Quốc (3)

  • hoach dinh chinh sach Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý

  • chinh sach cong Chính sách công và khoa học chính sách

  • phong-chong-tham-nhung-anti-corruption Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

  • Dao-duc-cong-vu-quoc-hoi-uc Trách nhiệm đạo đức trong thực thi công vụ

  • Chinh-sach-giao-duc Chính sách giáo dục: Giảm bất bình đẳng về cơ hội học tập

  • gia-hoa-dan-so Già hoá dân số: vấn đề chính sách ở Việt Nam

  • phan tich chinh sach Phân tích chính sách công

  • Song-Me-Cong Kiến nghị các giải pháp cho vấn đề thuỷ điện dòng chính khu vực hạ lưu sông Mê Công

  • nha nuoc phuc loi Nhà nước phúc lợi trong chính thể dân chủ phương Tây

  • nghien cuu chinh sach cong Một số vấn đề của nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp ở Việt Nam

Hành chính công

hanh chinh cong

Hành chính công là gì?

phong-chong-tham-nhung-anti-corruption

Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

Nên đọc

bien-tap-tap-chi-journal-editor

Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

khoa hoc chinh sach

Khoa học chính sách ở Việt Nam: Những ghi chú ngắn

truyen-thong-chinh-sach

Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

chinh sach cong

Chính sách công và khoa học chính sách

cong cu chinh sach cong

Công cụ chính sách

khái niệm chính sách

Khái niệm chính sách

chinh sach la gi

Chính sách là gì?

nang-luc-chinh-sach

Chính sách vì dân

Footer

Về chinhsach.vn

chinhsach.vn được sáng lập bởi Nguyễn Anh Phương, nhằm góp phần chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực chính sách, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (...)

Liên hệ

Email: phuong@chinhsach.vn

DMCA.com Protection Status

Hỏi đáp

Chính sách là gì?

Chính sách công là gì?

Chu trình chính sách là gì?

Công cụ chính sách là gì?

Đánh giá chính sách là gì?

Phân tích chính sách là gì?

Có thể bạn quan tâm

Chính sách vì dân

Năng lực chính sách

Hoạch định chính sách ở Việt Nam

Quy trình lập pháp và Quy trình chính sách

Quy trình chính sách và Phân tích chính sách

Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp

© 2025 Chính Sách · All Rights Reserved.

chinhsach.vn | chinhsachcong.vn | hanhchinh.vn