Già hóa dân số là một xu hướng nhân khẩu học trên toàn cầu (UNDESA 2002), đã xuất hiện từ hàng thế kỷ trước, là kết quả đồng thời của việc giảm tỷ lệ tử vong, và tăng tuổi thọ (Lee 2003, McDonald 2004).
Dân số già hóa phản ánh sự thành công của chính sách dân số, với những tác động tích cực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc gia tăng tỷ lệ người già trong tổng dân số, cần cải cách hệ thống an sinh xã hội cho phù hợp. Trong đó, các nước phát triển có nhiều lợi thế hơn các nước đang phát triển, vì đã xây dựng được một hệ thống an sinh xã hội toàn diện hơn (Petring et al. 2012, Whiteford & Angenent 2001). Điều này dẫn tới câu hỏi tại sao và như thế nào dân số già hoá làm cho việc thiết lập hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam gặp khó khăn. Giải pháp để khắc phục là gì?
Việt Nam gặp nhiều thách thức vì có thể vướng vòng ‘luẩn quẩn’ (1) vừa theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề phát triển không liên quan đến nhân khẩu; (2) vừa phải giải quyết vấn đề già hóa dân số rất nhanh, mà trong đó, tình trạng ‘già trước khi giàu’ là gánh nặng rất lớn cho hệ thống an sinh xã hội, có thể tác động tiêu cực trở lại các vấn đề phát triển khác.
Do đó, Việt Nam cần chủ động đẩy mạnh cải cách chính sách kinh tế và hệ thống an sinh xã hội thích hợp với xu hướng già hóa dân số. Tận dụng thành công cơ hội ‘cơ cấu dân số vàng’ (Carvalho & Wong 1998) là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết tác động tiêu cực do già hóa dân số gây ra…
Khái niệm…
Già hoá dân số và thách thức
Có thể xem xét ảnh hưởng của dân số đến tăng trưởng kinh tế dưới hai góc độ:
Thứ nhất, về tác động tổng thể của dân số đối với tăng trưởng. Trường phải bi quan cho rằng, dân số tác động tiêu cực đến kinh tế, vì dân số tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và an ninh lương lượng. Trường phái lạc quan thì cho rằng dân số tác động tích cực dựa trên lợi thế quy mô, việc ứng dựng những thành tựu cải tiến khoa học công nghệ cũng giải quyết được vấn đề lương thực. Quan điểm trung tính cho rằng kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau (Bloom et al 2003).
Thứ hai, liên quan đến vấn đề già hoá dân số, đây là một thách thức lớn cho ngân sách công vì chi phí công cho người già thường lớn hơn chi phí công cộng khác (McDonald 2013). Mặc dù vậy, tác động của già hoá dân số đến tăng trưởng kinh tế là rất khác nhau ở mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, phụ thuộc vào chính sách mỗi nước. Già hoá dân số tác động đến tăng/ giảm lực lượng lao động tuỳ từng giai đoạn. Sự thay đổi trong hành vi/tiết kiệm của nhóm người già/lao động nữ dẫn đến những kết quả khác nhau (Bloom et al. 2008)…
Nhà nước phúc lợi phương Tây
(Marshall 1949)…
Vấn đề già hoá dân số ở Việt Nam
Già hoá dân số
Cơ cấu dân số vàng
Chính sách
Vấn đề già trước khi giàu
Khuyến nghị
Chính sách dân số
Hệ thống an sinh xã hội
Cải cách thể chế kinh tế
… Để tránh rơi vòng vòng luẩn quẩn, đối phó với già hoá dân số phải thực hiện đồng thời với việc cải cách thể chế kinh tế để từng bước tháo gỡ các nút thắt thể chế, phòng chống tham nhũng và nâng cao trách nhiệm giải trình…
Kết luận
Già hóa dân số là xu hướng toàn cầu. Trong khi các nước phát triển đã hình thành một hệ thống phúc lợi xã hội từ lâu, các nước đang phát triển như Việt Nam phải đối mặt với tình trạng già trước khi giàu. Vấn đề này, đến lượt nó lại thách thức hệ thống an sinh xã hội và mang lại nhiều thách thức kinh tế – xã hội…
Nguyễn Anh Phương
Tài liệu tham khảo
Acemoglu, D & Robinson, J 2012, Why nations fail: the origins of power, prosperity, and poverty, New York.
Andrews, G & Philips, D 2005, ‘Aging and place: perspectives, policy and practice’,
The Professional Geographer.
Andersen, GE 1990, The three worlds of welfare capitalism, Princeton University Press.
Aspalter, C 2006, ‘The East Asian welfare model’, International Journal of Social Welfare.
Bloom, D, Canning, D & Sevilla, J 2003, The demographic dividend: a new perspective on the economic consequences of population change.
Bloom, D, Canning, D & Fink, G 2011, ‘Implications of population aging for economic growth’.
Carvalho, J & Wong, L 1998, ‘Demographic and socioeconomic implications of rapid fertility decline in Brazil: a window of opportunity’.
Christensen, K, Doblhammer, G, Rau, R & Vaupel, J 2009, ‘Ageing populations: the challenges ahead’.
Dekle, R 2004, ‘Financing consumption in an aging Japan: The role of foreign capital inflows and immigration’.
Giang, T & Pfau, W 2008, ‘Demographic changes and the long-term pension finances in Vietnam: a stochastic actuarial assessment’.
Gough, I 2004, ‘Welfare regimes in development contexts: a global and regional analysis’.
Haggard, S & Kaufman, RR 2008, Development, democracy, and welfare states: Latin America, East Asia, and Eastern Europe.
Lee, R 2003, ‘The demographic transition: Three centuries of fundamental change’,Journal of Economic Perspectives.
Masson, P & Tryon, R 1990, ‘Macroeconomic effects of projected population aging in industrial countries’, Staff Papers – International Monetary Fund, Palgrave Macmillan Journals.
Marshall, TH 1949, ‘Citizenship and social class’, Idem, class, citizenship and social development.
McDonald, P 2004, ‘Getting a little older each year: The demography of ageing in Australia’, in Australia’s Ageing Population: Fiscal, Labour Market and Social Implications.
McDonald, P 2013, ‘Demographic transition’, East Asia Forum.
Petring, A, Dahm, J, Gombert, T, Krell, C, & Rixen, T 2012, Welfare State and Social Democracy.
Tinker, A 2002, ‘The social implications of an ageing population’, Mechanisms of Ageing and Development.
UNDESA 2002, World Population Ageing 1950-2050, Population Division.
United Nations 2013, World Population Ageing 2013, United Nations.
Leave a Reply