Mặc dù Tuyên ngôn nhân quyền khẳng định mọi người có quyền hưởng một cuộc sống ấm no (UN 1948), thế giới ngày nay vẫn còn nhiều người rất nghèo. Chính vì thế, giảm số người nghèo cùng cực trên toàn cầu là ưu tiên cao trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (UN 2000). Giảm nghèo luôn là chủ đề phát triển ưu tiên trong chính sách của chính phủ các nước, cũng như các nhà tài trợ … [Read more...] about Giảm nghèo, bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế
Giảm bất bình đẳng cơ hội để giảm bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng có thể chia thành: (1) bất bình đẳng cơ hội (ví dụ như tiếp cận giáo dục); và (2) bất bình đẳng kết quả (ví dụ như mức thu nhập) (UNDP 2013). Để giảm bất bình đẳng, cần chỉ ra những nguyên nhân. Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho tới nay vẫn chưa thống nhất được những nguyên nhân chính (Mankiw 2013). Một trong những câu hỏi là, làm thế nào để đo lường và xác định … [Read more...] about Giảm bất bình đẳng cơ hội để giảm bất bình đẳng thu nhập
Phân tích chính sách công
Phân tích chính sách là gì? Phân tích chính sách (policy analysis) là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học chính sách. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm phân tích chính sách: - Theo William Dunn: "Phân tích chính sách là một quy trình điều tra đa ngành nhằm tạo ra, đánh giá phản biện, và truyền đạt, kết nối thông tin chính sách thích hợp. Là … [Read more...] about Phân tích chính sách công
Già hoá dân số: vấn đề chính sách ở Việt Nam
Già hóa dân số là một xu hướng nhân khẩu học trên toàn cầu (UNDESA 2002), đã xuất hiện từ hàng thế kỷ trước, là kết quả đồng thời của việc giảm tỷ lệ tử vong, và tăng tuổi thọ (Lee 2003, McDonald 2004). Dân số già hóa phản ánh sự thành công của chính sách dân số, với những tác động tích cực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc gia … [Read more...] about Già hoá dân số: vấn đề chính sách ở Việt Nam
Chính sách công và khoa học chính sách
Chính sách công là gì? 1. Các bạn mới tìm hiểu, nghiên cứu về khoa học chính sách (policy sciences) có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt, định nghĩa khái niệm chính sách (policy) và khái niệm chính sách công (public policy). Các khái niệm này giống và khác nhau như thế nào? Hay những vấn đề cốt lõi trong cách tiếp cận chính sách công là gì? 2. Bài viết này giới hạn ở việc … [Read more...] about Chính sách công và khoa học chính sách
Vấn đề chính sách: Bất bình đẳng và tham nhũng
Bất bình đẳng đang là vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu chính sách trên thế giới. Tác động của bất bình đẳng đến kinh tế xã hội như thế nào? Tại sao cần quan tâm đến một số nguyên nhân gây ra bất bình đẳng, đặc biệt là tham nhũng? Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, dưới đây chỉ tiếp cận một góc nhỏ, để trả lời một phần câu hỏi trên. Bất bình đẳng là vấn đề chính sách và … [Read more...] about Vấn đề chính sách: Bất bình đẳng và tham nhũng
Chính sách vì dân
Chính sách vì dân 1. Chính sách và cuộc sống Tại sao nhiều người phải đẩy đổ cổng trường để xin học cho con? Tại sao những cây cổ thụ ở đường phố Hà Nội được ‘thay thế’ bởi một quyết định ‘có ít không nhiều’? Tại sao quy định về bảo hiểm xã hội, lương hưu được cho là ‘tiến bộ’, ‘vì dân’ lại bị một số công nhân phản đối, và phải tạm dừng? Tại sao con đường thẳng giữa … [Read more...] about Chính sách vì dân