Thuật ngữ chính sách
“Chính sách”, “chính sách công”, “phân tích chính sách”, “đánh giá chính sách”, “chu trình chính sách”, “quy trình chính sách”, “hoạch định chính sách”… là các “từ khóa” về thuật ngữ chuyên ngành chính sách công, thường xuyên được tìm kiếm trên các trang web như https://google.com, https://bing.com hay https://coccoc.com và dẫn lưu lượng truy cập đến chinhsach.vn rất nhiều.
Bài viết về khái niệm chính sách, khái niệm chu trình chính sách công hay đánh giá chính sách công… cũng luôn nằm trong số những bài viết được nhiều người tìm đọc nhất trên chinhsach.vn.
Đây là điều dễ hiểu, vì cho đến nay, khoa học chính sách vẫn còn là lĩnh vực mới ở Việt Nam, cả trong nghiên cứu lý thuyết và thực hành.
Thuật ngữ chính sách: Mục đích
Những năm gần đây, số người quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách công; cũng như số các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành chính sách công ở nhiều cấp độ đang được mở rộng, có xu hướng tăng lên ở nước ta.
Trên thực tế, thời gian qua Chính sách (chinhsach.vn) cũng nhận được nhiều câu hỏi cần giải đáp, hoặc nhờ hỗ trợ tìm tài liệu nghiên cứu về chính sách công (thậm chí có một số bạn sao chép từ chinhsach.vn nhưng “quên” trích dẫn nguồn :D)
Chính vì thế, nhằm đáp ứng nhu cầu và giúp các bạn (nhất là sinh viên) mới tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về khoa học chính sách ở trong nước có thể dễ dàng tiếp cận hơn (trực tuyến), có được những nguồn thông tin chất lượng tốt, khái quát và hệ thống một cách đầy đủ hơn, chinhsach.vn xây dựng trang riêng này để tập hợp và giải thích các Thuật ngữ Chính sách thông dụng.
Phương pháp
Các định nghĩa khái niệm chuyên ngành chính sách trên chinhsach.vn được tham khảo nghiêm túc, bảo đảm tính khoa học, từ nhiều nguồn khác nhau, có độ tin cậy cao trên thế giới. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn nếu có sẽ được ghi chú rõ ràng đối với từng thuật ngữ.
Đồng thời, trong quá trình xây dựng nội dung, tác giả có đối chiếu, so sánh với kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam để có được cách giải thích phù hợp, đơn giản và dễ hiểu.
Cách xây dựng bộ cơ sở dữ liệu có thể dưới dạng định nghĩa khái niệm, giải thích thuật ngữ, phân tích các nội dung mở rộng, gợi ý tìm hiểu thêm các thuật ngữ khác,… hoặc đơn giản chỉ là đặt liên kết trực tiếp đến nội dung một bài viết trên chinhsach.vn đã có những khái niệm và giải thích chi tiết về thuật ngữ chính sách liên quan.
Vì vậy, đòi hỏi một sự chuẩn mực như bộ Từ điển Thuật ngữ chính sách là vượt ra ngoài mục đích và phương pháp xây dựng ban đầu của tác giả. Sự phân biệt giữa Thuật ngữ và Khái niệm, ở đây cũng chỉ là tương đối.
Sử dụng
Bảng Thuật ngữ chính sách bao gồm các thuật ngữ/khái niệm được xếp theo vần ABC và đặt liên kết trực tiếp, thường dẫn đến một trang riêng biệt chứa nội dung cần thiết.
Một số thuật ngữ khá phổ biến, có liên quan và sử dụng nhiều trong một số ngành khoa học xã hội, cũng được liệt kê trong bảng – với ý nghĩa thường được sử dụng trong khoa học chính sách – nhưng có thể không cần định nghĩa, hoặc sẽ được bổ sung chậm hơn.
Để thuận lợi cho các bạn đọc mới của chinhsach.vn và các sinh viên ngành chính sách công, ngoài việc tra cứu và làm quen dần với các thuật ngữ chính sách trong trang này, thì các bạn nên đọc các bài viết sau đây, sẽ có thể tìm được câu trả lời thích hợp cho những câu hỏi phổ biến nhất về chính sách và chính sách công (mỗi câu hỏi đã được gắn liên kết trực tiếp đến bài viết phù hợp), đó là:
– Hoạch định chính sách công là gì?
– Phân tích chính sách công là gì?
– Đánh giá chính sách công là gì?
Để tôn trọng bản quyền tác giả, đề nghị ghi rõ nguồn “https://chinhsach.vn”, hoặc “chinhsach.vn”, hoặc từng địa chỉ liên kết (link) cụ thể nếu các bạn trích dẫn thông tin trên Chính sách nói chung, hoặc các định nghĩa khái niệm nói riêng.
Chính sách – chinhsach.vn giữ bản quyền toàn bộ các định nghĩa khái niệm, giải thích thuật ngữ chính sách tại website này.
Do tính chất riêng, nội dung của trang sẽ thường xuyên được sửa chữa, bổ sung và cập nhật để bảo đảm uy tín và chất lượng. Nếu các bạn quan tâm thì có thể truy cập lại nhiều lần để có được những thông tin mới hơn.
Mặc dù đã cố gắng nhưng việc giải thích thuật ngữ chính sách có thể còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn.
Trân trọng.
Nguyễn Anh Phương
——————————–
Bảng Thuật ngữ Chính sách
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
---|---|
An ninh lương thực | |
An sinh xã hội | |
An toàn | |
Bảo vệ môi trường | |
Bất bình đẳng | Inequality |
Bất bình đẳng giới | Gender inequality |
Biện pháp chính sách | |
Biến đổi khí hậu | Climate change |
Bình đẳng | Equality |
Bình đẳng giới | Gender equality |
Cấu trúc vấn đề | |
Chi phí cơ hội | Opportunity costs |
Chi phí - Hiệu quả | Cost-effectiveness |
Chi phí - Lợi ích | Cost-benefit |
Chiến lược | |
Chính sách | Policy |
Chính sách công | Public Policy |
Chính sách đối ngoại | |
Chính sách giáo dục | Educational policy |
Chính sách kinh tế | Economic policy |
Chính sách lập pháp | |
Chính sách nông nghiệp | |
Chính sách pháp luật | |
Chính sách phát triển | Development policy |
Chính sách phân phối | Distributive policy |
Chính sách tái phân phối | Redistributive policy |
Chính sách tài khóa | Fiscal policy |
Chính sách tiền tệ | Monetary policy |
Chính sách xã hội | Social policy |
Chính sách y tế | Health policy |
Chính trị | Politics |
Chu trình chính sách | Policy cycle |
Chuẩn tắc | |
Chương trình chính sách | |
Công bằng | Equity |
Công cụ chính sách | Policy instrument |
Công lý | |
Cộng đồng chính sách | |
Dân chủ | Democracy |
Dự án | |
Đánh giá | |
Đánh giá chính sách | Policy evaluation |
Đánh giá tác động | Impact assessment |
Đánh giá tác động môi trường | Environmental impact statement |
Đánh giá rủi ro | |
Đánh giá sau | |
Đánh giá trước | |
Đạo đức công vụ | |
Đề nghị chính sách | Policy proposal |
Đề xuất chính sách | Policy proposal |
Điều tra xã hội học | |
Định hướng giải quyết vấn đề | |
Định nghĩa vấn đề | |
Giá trị | |
Giá trị đạo đức công | |
Già hóa dân số | |
Giải pháp chính sách | |
Giám sát | |
Giảm nghèo | |
Hàng hóa công cộng | Collective good(s), Public good(s) |
Hành chính | hanhchinh.vn |
Hành chính công | hanhchinh.vn |
Hiến pháp | |
Hiệu quả | Effectiveness |
Kết quả đạt được của chính sách | Policy outcomes |
Hiệu suất | Efficiency |
Hình ảnh chính sách | Policy images |
Hình thành chính sách | |
Hợp pháp hóa chính sách | |
Hoạch định chính sách | |
Khoa học Chính sách | Policy Sciences |
Khả thi chính trị | Political feasibility |
Liêm chính | |
Liên minh vận động chính sách | |
Lập chương trình | Agenda setting |
Lý thuyết hệ thống chính trị | |
Lý thuyết lựa chọn hợp lý (duy lý) | |
Lý thuyết nhóm | Group theory |
Lý thuyết thể chế | Institutional theory |
Mạng lưới chính sách | |
Minh bạch | Transparency |
Môi trường | |
Mục tiêu | |
Mục tiêu phát triển bền vững | |
Mục tiêu thiên niên kỷ | |
Mục đích | |
Năng lực chính sách | Policy capacity |
Năng lực công dân | Citizen capacity |
Năng lực phân tích | |
Nghèo | |
Nghiên cứu chính sách | Policy research |
Nghiên cứu định lượng | Quantitative research |
Nghiên cứu định tính | Qualitative research |
Nghiên cứu khoa học | |
Nghiên cứu thực chứng | |
Nghiên cứu thực nghiệm | |
Nhà nước | |
Nhà nước phúc lợi | Welfare state |
Nhóm lợi ích | |
Nhóm người yếu thế | |
Phân tích chi phí - hiệu quả | Cost-effectiveness analysis |
Phân tích chi phí-lợi ích | Cost-benefit analysis |
Phân tích chính sách | Policy analysis |
Phân tích hồi quy | |
Phân tích luân lý (đạo đức) | Ethical analysis |
Phân tích thực thi | |
Phân tích vấn đề | |
Phát triển bền vững | |
Phê duyệt chính sách | |
Phúc lợi xã hội | |
Phương án chính sách | |
Phương án thay thế | |
Quản lý rủi ro | |
Quản trị tốt | |
Quy trình chính sách | |
Quy trình hoạch định chính sách | |
Quy trình lập pháp | |
Quyền công dân | |
Sản phẩm (đầu ra) chính sách | |
Sáng kiến chính sách | |
Sáng quyền lập pháp | |
Sự kiện nghiêm trọng | |
Tác động | |
Tác động chính sách | |
Tăng trưởng kinh tế | |
Tham gia công cộng | |
Tham nhũng | Corruption |
Tham nhũng chính sách | |
Tham nhũng chính trị | |
Tham nhũngTham nhũng hành chính | |
Tham nhũng lớn | |
Tham nhũng nhỏ | |
Tham nhũng thể chế | |
Thất bại của nhà nước | |
Thất bại thị trường | Market failure |
Thay đổi chính sách | |
Thể chế | Institution |
Thể chế chính trị | |
Thể chế chính sách | |
Thể chế kinh tế | |
Thiết kế chính sách | |
Thiết kế nghiên cứu | |
Thông qua chính sách | |
Thuế | |
Thuế lũy tiến | |
Thuế lũy thoái | |
Thuyết phục | |
Thực chứng | |
Thực thi chính sách | Policy implementation |
Tiêu chí | |
Tiền lương tối thiểu | Minimum wage |
Tiếp cận toàn diện-hợp lý (duy lý) | |
Tường thuật | |
Thay đổi chính sách | Policy change |
Trách nhiệm | |
Trách nhiệm giải trình | Accountability |
Trao quyền | |
Truyền thông chính sách | |
Ủng hộ chính sách | |
Vấn đề chính sách | Policy problem |
Vấn đề xã hội | |
Vận động chính sách | |
Vận động hành lang | Lobby |
Văn hóa chính trị | |
Xã hội dân sự | |
Xóa đói | |
Xóa nghèo | |
Ý tưởng chính sách | |