Phát triển bền vững là gì?
1. Ngày 16/7/2020, bà Amina Mohammed – Phó Tổng Thư ký thường trực Liên hợp quốc, cảnh báo rằng thế giới khó có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.
Trên thực tế, các quốc gia đang có 10 năm tới để nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được các mục tiêu này.
Phát triển bền vững liên quan đến ba trụ cột là tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, với nguyên tắc chính là không ai bị bỏ lại phía sau, đề ra cốt lõi của mô hình phát triển toàn cầu mới là 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2016.
2. Ở Việt Nam, từ ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 622/QĐ-TTg, về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Theo đó, khẳng định (1) Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; (2) Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; (3) Con người là trung tâm của phát triển bền vững; (4) Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Không để ai bị bỏ lại phía sau… và (5) Khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực cho phát triển bền vững đất nước.
Để đạt được các mục tiêu này, một nội dung rất quan trọng là chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, hoạch định chính sách vì sự phát triển bền vững.
17 Mục tiêu phát triển bền vững:
Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi
Goal 1: End poverty in all its forms everywhere
1.1 Đến năm 2030, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, hiện được tính là những người có mức sống dưới 1,25 USD một ngày.
1.1 By 2030, eradicate extreme poverty for all people everywhere, currently measured as people living on less than $1.25 a day.
1.2 Đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nam giới, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi đang sống nghèo khổ ở tất cả cấp độ theo định nghĩa quốc gia.
1.2 By 2030, reduce at least by half the proportion of men, women and children of all ages living in poverty in all its dimensions according to national definitions.
1.3 Triển khai trên toàn quốc các biện pháp và hệ thống an sinh xã hội thích hợp cho tất cả mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội, và đến năm 2030 sẽ đạt mức bao phủ đáng kể cho nhóm người nghèo và người dễ bị tổn thương.
1.3 Implement nationally appropriate social protection systems and measures for all, including floors, and by 2030 achieve substantial coverage of the poor and the vulnerable.
1.4 Đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, có quyền bình đẳng về các nguồn lực kinh tế, cũng như tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sở hữu và kiểm soát đất đai và các hình thức tài sản khác, quyền thừa kế, quyền tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tài chính vi mô.
1.4 By 2030, ensure that all men and women, in particular the poor and the vulnerable, have equal rights to economic resources, as well as access to basic services, ownership and control over land and other forms of property, inheritance, natural resources, appropriate new technology and financial services, including microfinance.
1.5 Đến năm 2030, xây dựng khả năng chống chịu và phục hồi cho những người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, giảm thiểu sự rủi ro và tổn thương của họ trước những sự kiện liên quan đến thời tiết khí hậu cực đoan, những cú sốc về kinh tế, xã hội và thảm họa môi trường.
1.5 By 2030, build the resilience of the poor and those in vulnerable situations and reduce their exposure and vulnerability to climate-related extreme events and other economic, social and environmental shocks and disasters.
1.A Đảm bảo huy động đáng kể các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua tăng cường hợp tác phát triển, để có thể đưa ra các biện pháp thỏa đáng và có khả năng dự đoán cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển, để thực thi các chương trình và chính sách xóa nghèo đa chiều.
1.A Ensure significant mobilization of resources from a variety of sources, including through enhanced development cooperation, in order to provide adequate and predictable means for developing countries, in particular least developed countries, to implement programmes and policies to end poverty in all its dimensions.
1.B Thiết lập những khung chính sách ở cấp độ quốc gia, vùng và quốc tế, dựa trên các chiến lược phát triển vì người nghèo và nhạy cảm giới, để hỗ trợ đầu tư trong các hoạt động xóa nghèo.
1.B Create sound policy frameworks at the national, regional and international levels, based on pro-poor and gender-sensitive development strategies, to support accelerated investment in poverty eradication actions.
(Đọc tiếp)
Chinhsach.vn
[…] Mục tiêu phát triển bền vững 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi […]