• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Home
  • Quy trình Chính sách
  • Hoạch định Chính sách
  • Phân tích Chính sách
  • Giới thiệu

Chính sách công

Chính sách công

  • Chính sách công
  • Hành chính công
  • Diễn đàn Chính sách
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thuật ngữ Chính sách
Home » Chính sách xã hội » Giảm nghèo, bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế

Giảm nghèo, bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế

19/09/2015 by Nguyễn Anh Phương 3 Comments

Mặc dù Tuyên ngôn nhân quyền khẳng định mọi người có quyền hưởng một cuộc sống ấm no (UN 1948), thế giới ngày nay vẫn còn nhiều người rất nghèo. Chính vì thế, giảm số người nghèo cùng cực trên toàn cầu là ưu tiên cao trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (UN 2000). Giảm nghèo luôn là chủ đề phát triển ưu tiên trong chính sách của chính phủ các nước, cũng như các nhà tài trợ quốc tế (Sumner & Tribe 2008). Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra vấn đề là, phần lớn người thoát cảnh cực nghèo (hoặc nghèo tuyệt đối) vẫn là những người nghèo tương đối. Và số người nghèo tương đối thì đang có xu hướng tăng lên, trong một thế giới mà bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng (Chen & Ravallion 2013). Nó đặt ra câu hỏi về sự thất bại trong cuộc chiến giảm nghèo toàn cầu, đặt trong bối cảnh, liên hệ với bất bình đẳng?

Tăng trưởng kinh tế không phải là giải pháp duy nhất, nhưng vẫn được xem là cách giảm nghèo hiệu quả nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển (Dollar & Kraay, 2000). Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực, làm gia tăng thu nhập của người nghèo, giúp họ vượt lên trên ngưỡng nghèo cùng cực. Ví dụ, Easterl (2009) cho rằng, muốn thành công trong việc giảm nghèo, châu Phi cần tăng nhịp độ tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã giúp hơn 600 triệu người dân thoát nghèo. Nghèo đói, trước hết là vấn đề kinh tế, vì thế, tăng trưởng kinh tế chính là cách trực tiếp góp phần giảm nghèo.

Trong khi đó, đã có nhiều tranh luận trái ngược về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng kinh tế. Một số nghiên cứu cho rằng không có mối quan hệ rõ ràng giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng (Guiga & Rejeb 2012). Trường phái ủng hộ Kuznets như trong bài viết Vấn đề chính sách: Bất bình đẳng và tham nhũng đã nhắc đến, thì cho rằng bất bình đẳng tăng, và giảm trong các chu kỳ tăng trưởng. Ngụ ý chính sách là tăng trưởng kinh tế không nhất thiết đi kèm với bất bình đẳng, và chấp nhận bất bình đẳng để giảm nghèo thành công. Tuy vậy, thực tế hiện nay, bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng.  

Bên cạnh đó, bất bình đẳng cũng có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế, (Perera & Lee 2013), làm giảm hiệu quả của tăng trưởng kinh tế (Bourguignon 2003). Thậm chí, bất bình đẳng cao lại là nguyên nhân gia tăng nghèo đói (Guiga & Rejeb 2012). Theo nghiên cứu của Ayub (2013), mặc dù tăng trưởng kinh tế ở châu Phi ngày nay nhanh hơn thập kỷ 1990, số người nghèo ở đây theo chuẩn thu nhập dưới 1.25 USD/ngày, đã tăng từ 205 triệu, vào năm 1981 đến 386 triệu, năm 2008. Những năm 2000, hai phần ba các nước châu Phi có tỷ lệ bất bình đẳng cao. Ravallion (1997) cho rằng, với cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng cao hơn sẽ dẫn tới tỷ lệ giảm nghèo đạt thấp hơn; nếu bất bình đẳng quá cao, thậm chí, người nghèo sẽ tăng lên. Do đó, bất bình đẳng có mối quan hệ tiêu cực, hơn là tích cực, cho cả tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

Cụ thể, bất bình đẳng làm giảm hiệu quả của những nỗ lực giảm nghèo với những khoản chi tiêu ngân sách không nhỏ. Reddy & Minoiu (2007) chỉ ra thực tế là phần lớn sự thành công trong giảm nghèo trên toàn cầu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Chen & Ravallion (2013), dựa trên phương pháp tính toàn đường chỉ số nghèo tương đối yếu, đã chỉ ra rằng hơn 600 triệu người Trung Quốc thoát nghèo ($ 1.25 USD/ngày), trong khi, phần còn lại của thế giới vào năm 2008 so với năm 1981 gần như không thay đổi trong số người nghèo. Ở cấp độ toàn cầu, vào năm 2015, ước tính có khoảng 7-800 triệu người vẫn ở trong tình trạng nghèo cùng cực. Một cách ngạc nhiên, số người nghèo tương đối gia tăng 360 triệu trong khoảng 1981-2008; nâng tổng số người nghèo tương đối là 2,7 tỷ người năm 2012 (Chen & Ravallion 2013). Những con số này gây áp lực mạnh lên vấn đề giảm bất bình đẳng trong hoạch định chính sách cấp độ quốc gia và quốc tế. Khi mà bất bình đẳng tăng nhanh thì giảm nghèo kém hiệu quả. Do đó, dưới góc độ bất bình đẳng thì giảm nghèo đã thất bại

Trong quá trình giảm nghèo, điều khó chấp nhận là sự tăng lên gay gắt bất bình đẳng. Tăng trưởng kinh tế là kết quả sử dụng các nguồn lực của toàn xã hội. Lợi ích của nó không thể chỉ phân phối phần lớn cho nhóm nhỏ 1%, trong so sánh tương quan với 99% còn lại. Bởi vì lợi ích của tăng trưởng và phát triển kinh tế trên thế giới dường như làm lợi cho người giàu nhiều hơn là đa số những người nghèo. 85 người giàu nhất có tổng tài sản tương đương 3,5 tỷ người nghèo nhất trên thế giới. Đã đến lúc kết thúc tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng (Oxfam 2014). Giảm bất bình đẳng, cần được xem là một mục tiêu trọng tâm trong hoạch định và thực thi chính sách.

Tự do, bình đẳng, bác ái luôn là mục tiêu của loài người. Chính sách giảm nghèo là một cách tiếp cận từng bước để đạt tới mục tiêu đó. Tuy nhiên, thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ sẽ dẫn tới thất bại xã hội, mà một trong những vấn đề là gia tăng người nghèo tương đối, gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Đến lượt nó, bất bình đẳng lại là một nguyên nhân gây ra nghèo đói. Do đó, cuộc chiến giảm nghèo không thể thành công, nếu các chính phủ không có chính sách đồng thời giảm nghèo và giảm bất bình đẳng, vì sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Nguyễn Anh Phương

chinhsach.vn

Gợi ý trích nguồn:

Nguyễn Anh Phương 2015, Giảm nghèo, bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế, https://chinhsach.vn/giam-ngheo-bat-binh-dang-va-tang-truong-kinh-te/, truy cập ngày …/…/…

Tài liệu tham khảo

Alcock, P 2008, ‘Poverty and Social Exclusion’, in The student’s companion to social policy.

Ayub, M 2013, ‘Poverty and Inequality, Global Journal of Emerging Market Economies.

Barro, R (2000), ‘Inequality and growth in a panel of countries’, Journal of Economic Growth.

Bourguignon, F 2003, ‘The poverty-Growth-Inequality triangle’, Research on International Economic Relations.

Chen, S & Ravallion, M 2007, ‘More relatively-poor people in a less absolutely-poor world’.

Dollar, D., Kraay, A 2000, ‘Growth is Good for the Poor’, Development Research Group, World Bank.

Easterl, W 2009, ‘How the Millennium Development Goals are Unfair to Africa’, World Development.

Frieden, J 2001, ‘Inequality, causes and possible futures’, International Social Science Review.

Guiga, H, Rejeb, JB 2012, ‘Poverty, growth and inequality in developing countries’, International Journal of Economics and Financial Issues.

Hyden, G 2008, ‘After the Paris Declaration: Taking on the issue of power’, Development Policy Review.

Kerr, W 2014, ‘Income in equality and social preferences for redistribution and compensation differentials’.

Kuznets, S 1955, ‘Economic Growth and Income Inequality’, American economic Review.

Lardner, J & Smith, D 2006, ‘Inequality matters: the growing economic divide’ in America and its poisonous consequences.

Nafziger, EW 2012, Economic Development.

Oxfam 2014, Even it up: time to end extreme inequality, Oxfam.

Oxfam 2014, Tax systems in Latin America and the Caribbean work for the benefit of the elites, viewed 20 October 2014, <http://www.oxfam.org/en/pressroom/pressreleases/2014-09-10/tax-systems-latin-america-and-caribbean-work-benefit-elites>.

Perera, L, Lee, G 2013, ‘Have economic growth and institutional quality contributed to poverty and inequality reduction in Asia?’, Journal of Asian Economics.

Sachs, J.D 2005, The end of poverty: Economic possibilities for our time.

Ravailion, M 1997, ‘Can high-inequality developing countries escape absolute poverty?’.

Reddy, S, Minoiu, C 2007, ‘Has world poverty really fallen?’, Review of Income and Wealth.

Sen, A 1987, Commodities and Capabilities, North-Holland, Amsterdam.

Sen, A 1997, ‘From income inequality to economic inequality’, Southern Economic Journal, vol. 64, no. 2.

UNDP 2013, Humanity Divided: Confronting Inequality in Developing Countries.

United Nations 1948, Declaration of Human Rights.

United Nations 2000, United Nations Millennium Declaration, United Nations, New York.

World Bank 2000, World Development Report 2000/2001: Attacking Poverty, World Bank.

Bài liên quan

Filed Under: Bất bình đẳng, Chính sách Phát triển, Chính sách xã hội, Phát triển bền vững Tagged With: bất bình đẳng, chính sách phát triển, chính sách xã hội, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế

About Nguyễn Anh Phương

(Mr.)
Tốt nghiệp Chính sách công & Hành chính công tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) - https://anu.edu.au

Reader Interactions

Trackbacks

  1. Già hóa dân số: vấn đề chính sách ở Việt Nam says:
    19/09/2015 at 3:16 pm

    […] thể xem xét ảnh hưởng của dân số đến tăng trưởng kinh tế dưới hai góc […]

    Reply
  2. Vấn đề chính sách: Bất bình đẳng và tham nhũng - Chính sách công says:
    22/08/2020 at 12:42 am

    […] quan đến bất bình đẳng, mô hình ‘đường cong’ mà Kuznets (1955) đưa ra, cho rằng, bất bình đẳng sẽ […]

    Reply
  3. Bình đẳng giới: Phụ nữ, giới, và phát triển - Chính sách công says:
    29/08/2020 at 11:24 am

    […] hoặc sự tương tác từ nam giới’ (Young 1997). Hơn nữa, việc nhấn mạnh vào (giảm) nghèo đói và yếu tố kinh tế dẫn đến những tác động tiêu cực của việc ‘che khuất […]

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Search

Đọc nhiều nhất

  • chu-trinh-chinh-sach-cong Chu trình chính sách công, quy trình hoạch định chính sách, quá trình chính sách

  • tieu chi danh gia chinh sach Tiêu chí Đánh giá chính sách

  • quy trinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

  • danh gia chinh sach Đánh giá chính sách công: một số vấn đề lý luận

  • phan tich chinh sach Phân tích chính sách công

  • hoach dinh chinh sach Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý

  • chinh sach la gi Chính sách là gì?

  • khái niệm chính sách Khái niệm chính sách

  • chinh sach cong Chính sách công và khoa học chính sách

  • tiêu chí đánh giá năng lực hoạch định chính sách Tiêu chí đánh giá năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội

  • quyet dinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam (2)

  • Tham muu chinh sach Tham mưu chính sách, tư vấn chính sách trong hoạch định chính sách

  • truyen-thong-chinh-sach Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

  • cac giai phap thay the Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp thay thế

  • phat-trien-ben-vung Phát triển bền vững: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

Hành chính công

hanh chinh cong

Hành chính công là gì?

phong-chong-tham-nhung-anti-corruption

Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

Nên đọc

bien-tap-tap-chi-journal-editor

Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

khoa hoc chinh sach

Khoa học chính sách ở Việt Nam: Những ghi chú ngắn

truyen-thong-chinh-sach

Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

chinh sach cong

Chính sách công và khoa học chính sách

cong cu chinh sach cong

Công cụ chính sách

khái niệm chính sách

Khái niệm chính sách

chinh sach la gi

Chính sách là gì?

nang-luc-chinh-sach

Chính sách vì dân

Footer

Về chinhsach.vn

chinhsach.vn được sáng lập bởi Nguyễn Anh Phương, nhằm góp phần chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực chính sách, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (...)

Liên hệ

Email: phuong@chinhsach.vn

DMCA.com Protection Status

Hỏi đáp

Chính sách là gì?

Chính sách công là gì?

Chu trình chính sách là gì?

Công cụ chính sách là gì?

Đánh giá chính sách là gì?

Phân tích chính sách là gì?

Có thể bạn quan tâm

Chính sách vì dân

Năng lực chính sách

Hoạch định chính sách ở Việt Nam

Quy trình lập pháp và Quy trình chính sách

Quy trình chính sách và Phân tích chính sách

Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp

© 2025 Chính Sách · All Rights Reserved.

chinhsach.vn | chinhsachcong.vn | hanhchinh.vn