• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Home
  • Quy trình Chính sách
  • Hoạch định Chính sách
  • Phân tích Chính sách
  • Giới thiệu

Chính sách công

Chính sách công

  • Chính sách công
  • Hành chính công
  • Diễn đàn Chính sách
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thuật ngữ Chính sách
Home » Diễn đàn Chính sách » Tham mưu chính sách, tư vấn chính sách trong hoạch định chính sách

Tham mưu chính sách, tư vấn chính sách trong hoạch định chính sách

10/07/2020 by Nguyễn Anh Phương 4 Comments

Tham mưu chính sách, tư vấn chính sách trong hoạch định chính sách

 

Lý luận về khoa học chính sách thì xuất hiện muộn, nhưng hoạt động “tham mưu”, “tư vấn” chính sách thì đã có từ rất lâu. Ở nước ta hiện nay đã có khá nhiều Tổ tư vấn, Hội đồng tư vấn chính sách ở nhiều cấp độ.

Tham mưu (và cũng có thể định nghĩa cụ thể hơn, là tham mưu chính sách) là việc tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu, dự báo và đề xuất các giải pháp (giải pháp chính sách) phù hợp đối với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nhằm phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Trong bộ máy hành chính nhà nước nói chung thì các vụ, đơn vị có chức năng tham mưu rất nhiều. Công chức, viên chức đều có những công việc thể hiện chức năng “tham mưu” đối với lãnh đạo, quản lý ở nhiều cấp độ, từ “chiến thuật” đến “chiến lược”, địa phương hay trung ương v.v. Và ngay cả đối với “cán bộ” dân cử và những công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý – những người thường được tham mưu để ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền, cũng có nhiều lúc làm công tác “tham mưu chính sách”. Chất lượng, hiệu quả, sự thành bại của chính sách công được quyết định bởi nhiều yếu tố trong suốt quá trình hình thành và thực thi; Trong đó, có vai trò quan trọng của đội ngũ tham mưu chính sách, tư vấn chính sách. 



Thế nhưng khi nói về tham mưu, thì thực tế nhiều người lại chỉ nghĩ ngay đến bộ phận văn phòng, công tác hành chính, phục vụ… trong một cơ quan/đơn vị. Những người làm công tác tham mưu cụ thể trong đơn vị có thể được bố trí chức danh “trợ lý”, “thư ký”… hành chính và nhiều khi làm những công việc “vụn vặt”, chưa thực sự xứng tầm với “tham mưu” – “mưu sĩ”. Hoặc trong một số trường hợp, sẽ là lãng phí chất xám nếu sử dụng trợ lý, thư ký yếu kém nghiệp vụ, trong khi những người được đào tạo chuyên môn sâu lại không được bố trí công việc phù hợp, tương xứng để phát huy năng lực, trình độ và trách nhiệm tham mưu các giải pháp chính sách dựa trên bằng chứng khoa học…

Bên cạnh đó, tham mưu chính sách, tư vấn chính sách hay những người phân tích chính sách còn có thể đến từ các “cơ quan tham mưu” là tổ chức nghiên cứu chính sách chuyên nghiệp thuộc công lập hoặc tư nhân, với nhiều nguồn tài chính hoạt động khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đây là nhóm có vị thế ngày càng quan trọng, và có xu hướng ngày càng phát triển, mở rộng loại hình hoạt động. Lý do là các tổ chức chuyên nghiệp này thường kết hợp được những điểm mạnh và làm cầu nối giữa những người chuyên làm công tác nghiên cứu khoa học với những người tham mưu chính sách và hoạch định chính sách đang làm việc trong hệ thống công quyền. Những tổ chức có uy tín thực sự góp phần kết nối giữa lý thuyết với thực tiễn, lý luận với thực hành, liên kết từ ý tưởng tới hành động.

Và với những nhà hoạch định chính sách trong kỷ nguyên thông tin hiện nay, thì nỗi lo quá tải thông tin cũng lớn như nỗi lo thiếu hụt thông tin. Để tránh tính trạng không thể đánh giá được hết về chất lượng các nguồn thông tin, bị “ngập lụt” trong biển tin tức, để có được các báo cáo phân tích dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn… thì ở cả cấp độ tổ chức và cá nhân, muốn hoạch định chính sách thành công cũng cần lắng nghe sự tư vấn và phản biện từ những “mưu sĩ” là các cá nhân, tổ chức tư vấn chính sách chuyên nghiệp.

 

Nguyễn Anh Phương

Bài liên quan

Filed Under: Diễn đàn Chính sách, Nghiên cứu Chính sách, Phân tích Chính sách Tagged With: hoạch định chính sách, phân tích chính sách, tham mưu chính sách, tư vấn chính sách

About Nguyễn Anh Phương

(Mr.)
Tốt nghiệp Chính sách công & Hành chính công tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) - https://anu.edu.au

Reader Interactions

Trackbacks

  1. Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý says:
    18/08/2020 at 10:20 am

    […] Mặc dù có thể có, hoặc không trực tiếp phân tích chính sách, nhưng trước khi ra quyết định thông qua chính sách, người HĐCS/ra quyết định chính sách nên tham khảo các sản phẩm/ lời khuyên phân tích chính sách từ những chuyên gia phân tích chính sách, những người làm “nghề” phân tích chính sách, tư vấn chính sách chuyên nghiệp. […]

    Reply
  2. Viện Nghiên cứu lập pháp hỗ trợ hoạt động của Đại biểu Quốc hội says:
    18/08/2020 at 9:56 pm

    […] năng nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan […]

    Reply
  3. Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp ở Việt Nam - Chính sách says:
    23/08/2020 at 10:20 pm

    […] cách tiếp cận tương tự, bộ phận tham mưu chính sách, đặc biệt đối với hệ thống công chức hành chính, cần đảm bảo nguyên […]

    Reply
  4. Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký - Chính sách công says:
    25/04/2023 at 11:12 am

    […] cách tiếp cận chính sách công, Ban Thư ký có chức năng quan trọng là Tham mưu chính sách và cả công tác Truyền thông chính […]

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Search

Đọc nhiều nhất

  • chinh sach la gi Chính sách là gì?

  • phan tich chinh sach Phân tích chính sách công

  • binh dang gioi Bình đẳng giới: Phụ nữ, giới, và phát triển

  • danh gia chinh sach Đánh giá chính sách công: một số vấn đề lý luận

  • giam bat binh dang Giảm bất bình đẳng

  • 17 muc tieu phat trien ben vung 17 Mục tiêu Phát triển bền vững

  • cac giai phap thay the Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp thay thế

  • hoach dinh chinh sach Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý

  • Hoạch định chính sách trong hoạt động lập pháp

  • khái niệm chính sách Khái niệm chính sách

  • nang-luc-chinh-sach Chính sách vì dân

  • quy trinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

  • chinh sach phong chong tac hai ruou bia Chính sách phòng, chống tác hại rượu bia: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thuế và giá

  • lua chon chinh sach cong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) – Lấy ý kiến lần 2

  • chinh sach cong Chính sách công và khoa học chính sách

Hành chính công

hanh chinh cong

Hành chính công là gì?

phong-chong-tham-nhung-anti-corruption

Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

Nên đọc

bien-tap-tap-chi-journal-editor

Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

khoa hoc chinh sach

Khoa học chính sách ở Việt Nam: Những ghi chú ngắn

truyen-thong-chinh-sach

Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

chinh sach cong

Chính sách công và khoa học chính sách

cong cu chinh sach cong

Công cụ chính sách

khái niệm chính sách

Khái niệm chính sách

chinh sach la gi

Chính sách là gì?

nang-luc-chinh-sach

Chính sách vì dân

Footer

Về chinhsach.vn

chinhsach.vn được sáng lập bởi Nguyễn Anh Phương, nhằm góp phần chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực chính sách, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (...)

Liên hệ

Email: phuong@chinhsach.vn

DMCA.com Protection Status

Hỏi đáp

Chính sách là gì?

Chính sách công là gì?

Chu trình chính sách là gì?

Công cụ chính sách là gì?

Đánh giá chính sách là gì?

Phân tích chính sách là gì?

Có thể bạn quan tâm

Chính sách vì dân

Năng lực chính sách

Hoạch định chính sách ở Việt Nam

Quy trình lập pháp và Quy trình chính sách

Quy trình chính sách và Phân tích chính sách

Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp

© 2025 Chính Sách · All Rights Reserved.

chinhsach.vn | chinhsachcong.vn | hanhchinh.vn