Tham nhũng chính sách
Tham nhũng là gì?
Một trong những cách hiểu rất phổ biến về tham nhũng, đó là việc lợi dụng quyền lực công để tư lợi…
Tham nhũng chính sách là gì?
Tham nhũng chính sách là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình xây dựng pháp luật nhằm ban hành các chính sách mang lại lợi ích không chính đáng cho một tổ chức, một nhóm, hoặc cá nhân…
Một số nội dung liên quan
Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị nêu rõ cần “Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Khắc phục ngay tình trạng văn bản luật thiếu tính ổn định, “luật khung, luật ống”, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật; chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật”.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, do Bộ Chính trị tổ chức ngày 30/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế – xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”; ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, pháp luật”.
Chiều 24/6, trong phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh phải “siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật”…
Leave a Reply