• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Home
  • Quy trình Chính sách
  • Hoạch định Chính sách
  • Phân tích Chính sách
  • Giới thiệu

Chính sách công

Chính sách công

  • Chính sách công
  • Hành chính công
  • Diễn đàn Chính sách
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thuật ngữ Chính sách
Home » Chính sách » Đánh giá năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội

Đánh giá năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội

28/05/2023 by Nguyễn Anh Phương 2 Comments

Đánh giá năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội

 

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp: Thực trạng và giải pháp”, có một câu hỏi được đặt ra, là làm thế nào để đánh giá năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội?
Một số (10) căn cứ đưa ra dưới đây, được xếp theo trình tự từ cao nhất đến thấp nhất, trong tổng số phương án được lựa chọn trả lời:

1. Căn cứ vào các đề xuất chính sách, các dự án luật, pháp lệnh mà đại biểu Quốc hội đã kiến nghị, đề nghị trong nhiệm kỳ

Đây là căn cứ/tiêu chí được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các đại biểu Quốc hội (1) có đề xuất chính sách cụ thể, được đưa vào các dự án luật pháp lệnh, và (2) số các dự án luật, pháp lệnh được đại biểu Quốc hội trực tiếp đề xuất, thời gian qua chưa có nhiều. Kết quả này cũng cho thấy, nhiều cử tri sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động dân cử cần dựa trên số liệu cụ thể về các đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật trong các hoạt động của đại biểu Quốc hội.

2. Căn cứ vào phát biểu của đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội, cũng như trên các phương tiện thông tin truyền thông, các dịp tiếp xúc cử tri

Đây cũng là căn cứ cụ thể, dựa vào những phát biểu của đại biểu Quốc hội, nhất là những phiên truyền hình trực tiếp, phiên chất vấn hay thảo luận các vấn đề kinh tế xã hội, dễ thu hút được sự chú ý của công luận; cũng như các dịp tiếp xúc cử tri, hoặc phát biểu gián tiếp trong các bài báo, phỏng vấn trên các phương tiện thông tin truyền thông… Qua các ý kiến của đại biểu Quốc hội, người dân sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động của các đại biểu dân cử, các quan điểm chính sách của đại biểu được thể hiện, và từ đó làm cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả, năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội.



3. Căn cứ vào kỹ năng thuyết trình, tranh luận, chất vấn, thái độ, tinh thần trách nhiệm, khả năng đáp ứng nguyện vọng của cử tri

Đây cũng là những yếu tố giúp đánh giá năng lực hoạch định chính sách, thuộc về năng lực, khả năng “nội tại” của mỗi đại biểu Quốc hội. Thông qua các hoạt động chất vấn, tranh luận, phản biện chính sách và cách thức thể hiện chính kiến, khả năng đáp ứng được nguyện vọng của cử tri… sẽ giúp đánh giá tốt hơn.

4. Căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý cho các dự thảo luật, pháp lệnh

Đây là căn cứ cụ thể, gắn với các ý kiến góp ý trực tiếp cho dự thảo luật, pháp lệnh, bổ sung cho phương án (1), (2). Trên thực tế, để thống kê chi tiết được tất cả các ý kiến góp ý của các ĐBQH cho các dự thảo luật, pháp lệnh là rất khó và cần có sự theo dõi chi tiết thông qua các góp ý bằng lời phát biểu, hoặc văn bản gửi đến ban soạn thảo, cũng như thông qua các tham luận hội thảo, hoạt động thẩm tra, các bài báo nghiên cứu khoa học (nếu có)…

5. Căn cứ vào số lần tham gia, nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội

Phạm vi căn cứ cũng được thu hẹp lại, thống kê riêng đối với các phiên chất vấn. Nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội cũng giúp đánh giá được năng lực chính sách của đại biểu Quốc hội, thông qua các câu hỏi đúng, trúng vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, hay kỹ năng đặt câu hỏi và trình bày câu hỏi trong khoảng thời gian giới hạn trên nghị trường. Rất khó để “chứng minh” tính hiệu quả và năng lực hoạt động dân cử nếu trong suốt cả nhiệm kỳ Quốc hội mà đại biểu không tham gia chất vấn, không thể hiện, phản ánh được nguyện vọng của cử tri.

6. Căn cứ vào chương trình hành động, lời hứa khi ứng cử đại biểu Quốc hội

Đây là căn cứ để cử tri kiểm tra người đại diện của mình có “nói đi đôi với làm”, cơ sở quan trọng để cử tri đánh giá chất lượng hoạt động chung của những người được mình lựa chọn. Chương trình hành động, lời hứa khi ứng cử của đại biểu Quốc hội là rất quan trọng, các ứng viên đại biểu Quốc hội cần chuẩn bị thật tốt, và quan trọng không kém, là năng lực thực hiện “lời hứa” khi đã trúng cử.

7. Tham khảo các thông tin về đại biểu Quốc hội như trình độ học vấn, học hàm, học vị, chuyên môn, chức vụ, là đại biểu Quốc hội chuyên trách hay kiêm nhiệm

Các thông tin ban đầu này giúp đánh giá khái quát về năng lực của đại biểu Quốc hội, vì học vấn, chuyên môn cũng là những yếu tố cấu thành năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội.

8. Căn cứ vào các quyết định “bấm nút” đồng ý, hay không đồng ý thông qua dự luật

Trên thực tế thì người dân rất khó biết được các đại biểu Quốc hội có đồng ý hay không đồng ý thông qua dự thảo luật, pháp lệnh vì việc “bấm nút” của từng đại biểu chưa được chính thức/bắt buộc công khai (đây là vấn đề còn nhiều tranh luận thời gian qua). Chính vì thế, người dân chỉ có thể biết nếu chính đại biểu Quốc hội lên tiếng khẳng định, ví dụ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng…
Như vậy, có thể thấy một bộ phận cử tri có nhu cầu được biết rõ về các quyết định quan trọng, giúp đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động của các đại biểu Quốc hội.

9. Căn cứ vào phản ứng của các đối tượng chịu tác động trực tiếp trong đề xuất chính sách của đại biểu Quốc hội

Đây là một trong những căn cứ liên quan trực tiếp đến các đối tượng bị tác động của các chính sách trong các đề xuất chính sách nói chung của đại biểu Quốc hội. Nó là cơ sở để tham khảo đánh giá năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội, nếu đề xuất chính sách được dư luận ủng hộ, và các đối tượng bị tác động cũng thấy hợp lý thì sẽ có nhiều phản ứng tích cực hơn là tiêu cực, hoặc ngược lại.
Tuy nhiên, đây là căn cứ gián tiếp, nhằm thông qua phản ứng của đối tượng bị tác động bởi chính sách để đánh giá năng lực người đề xuất chính sách. Trên thực tế, còn quá ít các đại biểu Quốc hội tự mình đề xuất chính sách, chưa nói đến đề xuất chính sách có được đưa vào chương trình nghị sự hay không.

10. Chỉ cần có thiện cảm, thấy thuyết phục trong lời nói, hành động, phong cách hoạt động của một đại biểu dân cử là có thể đánh giá

Căn cứ trả lời này có chút “cảm tính”, và trên thực tế ít người lựa chọn hơn. Điều đó cho thấy việc đánh giá năng lực chính sách cần có sự cân nhắc, suy xét kỹ hơn, thay vì chỉ dựa vào những ấn tượng ban đầu hay vẻ bề ngoài. Mặc dù vậy, trên thực tế có những đại biểu Quốc hội có phong cách hoạt động hiệu quả, được cử tri hoan nghênh.

Nguyễn Anh Phương

chinhsach.vn

Bài viết này được trích theo: Báo cáo Tổng hợp Đề tài cấp bộ: “Nâng cao năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp: Thực trạng và giải pháp” do Nguyễn Anh Phương làm Chủ nhiệm đề tài.

Bài liên quan

Filed Under: Chính sách, Chính sách công, Nghiên cứu Chính sách Tagged With: đại biểu quốc hội, hoạch định chính sách, lập pháp, năng lực chính sách, năng lực hoạch định chính sách

About Nguyễn Anh Phương

(Mr.)
Tốt nghiệp Chính sách công & Hành chính công tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) - https://anu.edu.au

Reader Interactions

Trackbacks

  1. Tiêu chí đánh giá năng lực chính sách của đại biểu Quốc hội says:
    29/10/2024 at 9:28 am

    […] dung chưa thống nhất liệu có phải là một tiêu chí đúng nghĩa hay không) để đánh giá năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội ở nước ta như […]

    Reply
  2. kiểm soát quyền lực của hành pháp đối với lập pháp says:
    09/11/2024 at 12:27 pm

    […] trong việc thực hiện quyền lập pháp. Nhưng nếu nhận thấy Quốc hội thiếu năng lực, trách nhiệm hoặc bị lạm quyền thì khi đó Nhân dân sẽ lên tiếng lấy lại […]

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Search

Đọc nhiều nhất

  • chu-trinh-chinh-sach-cong Chu trình chính sách công, quy trình hoạch định chính sách, quá trình chính sách

  • quy trinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

  • chinh sach la gi Chính sách là gì?

  • bien-tap-tap-chi-journal-editor Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

  • chinh sach cong Chính sách công và khoa học chính sách

  • cai-cach-the-che-o-Trung-Quoc Cải cách thể chế trong quá trình phát triển của Trung Quốc (3)

  • hoach dinh chinh sach Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý

  • phan tich chinh sach Phân tích chính sách công

  • phong-chong-tham-nhung-anti-corruption Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

  • Dao-duc-cong-vu-quoc-hoi-uc Trách nhiệm đạo đức trong thực thi công vụ

  • danh gia chinh sach Đánh giá chính sách công: một số vấn đề lý luận

  • tieu chi danh gia chinh sach Tiêu chí Đánh giá chính sách

  • Chinh-sach-giao-duc Chính sách giáo dục: Giảm bất bình đẳng về cơ hội học tập

  • gia-hoa-dan-so Già hoá dân số: vấn đề chính sách ở Việt Nam

  • Song-Me-Cong Kiến nghị các giải pháp cho vấn đề thuỷ điện dòng chính khu vực hạ lưu sông Mê Công

Hành chính công

hanh chinh cong

Hành chính công là gì?

phong-chong-tham-nhung-anti-corruption

Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

Nên đọc

bien-tap-tap-chi-journal-editor

Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

khoa hoc chinh sach

Khoa học chính sách ở Việt Nam: Những ghi chú ngắn

truyen-thong-chinh-sach

Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

chinh sach cong

Chính sách công và khoa học chính sách

cong cu chinh sach cong

Công cụ chính sách

khái niệm chính sách

Khái niệm chính sách

chinh sach la gi

Chính sách là gì?

nang-luc-chinh-sach

Chính sách vì dân

Footer

Về chinhsach.vn

chinhsach.vn được sáng lập bởi Nguyễn Anh Phương, nhằm góp phần chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực chính sách, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (...)

Liên hệ

Email: phuong@chinhsach.vn

DMCA.com Protection Status

Hỏi đáp

Chính sách là gì?

Chính sách công là gì?

Chu trình chính sách là gì?

Công cụ chính sách là gì?

Đánh giá chính sách là gì?

Phân tích chính sách là gì?

Có thể bạn quan tâm

Chính sách vì dân

Năng lực chính sách

Hoạch định chính sách ở Việt Nam

Quy trình lập pháp và Quy trình chính sách

Quy trình chính sách và Phân tích chính sách

Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp

© 2025 Chính Sách · All Rights Reserved.

chinhsach.vn | chinhsachcong.vn | hanhchinh.vn