Hành chính công là gì?
Khái niệm hành chính công
Hành chính công (Public Administration) được hiểu là việc thực thi các chính sách của nhà nước. Ngày nay, hành chính công bao gồm cả trách nhiệm tham gia vào quá trình lập kế hoạch, xây dựng, cũng như tổ chức thực hiện chính sách công, thông qua các hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính ở cả cấp chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
Theo cách hiểu “cổ điển”, hành chính công đơn giản chỉ là việc thực thi chính sách của nhà nước đã được các chính trị gia – các nhà hoạch định chính sách – quyết định.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, rất nhiều các quyết định chính sách công được đề xuất/bắt nguồn từ kinh nghiệm hoạt động (của đội ngũ công chức hành chính…) trong quá trình thực thi chính sách, tổng kết thực tiễn…, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của bộ máy hành chính tham gia vào quá trình hoạch định chính sách nói chung.
Một cách hiểu rất phổ biến ở Việt Nam về khái niệm hành chính công, đó là những hoạt động thực thi quyền hành pháp, tiến hành bởi các chủ thể được sử dụng quyền lực công để tác động tới các quá trình kinh tế – xã hội, cũng như điều chỉnh hành vi của con người nhằm đạt mục tiêu phục vụ lợi ích chung và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Đặc điểm chung
Mặc dù một số yếu tố của hành chính công bắt đầu xuất hiện trong lịch sử từ thời kỳ cổ đại, được ghi nhận ở các nhà nước Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã…, nhưng phải đến thế kỷ 19, ngành khoa học hành chính công mới thực sự có những bước phát triển độc lập và nghiên cứu một cách hệ thống trên nền tảng các nền hành chính nhà nước hiện đại (từ thế kỷ 17) như Đức, Pháp, Anh, Mỹ…; Và các hướng nghiên cứu lý thuyết hành chính công chỉ mới “bùng nổ” từ đầu thế kỷ 20, với những đóng góp và ảnh hưởng quan trọng từ nhà xã hội học, kinh tế chính trị học người Đức – Max Weber…
Có thể có những điểm khác nhau trong nền hành chính của mỗi quốc gia, nhưng hệ thống hành chính ngày nay có một số đặc điểm chung là:
Thứ nhất, Cấu trúc hành chính thứ bậc quan liêu (dạng hình tháp), phân cấp thứ bậc từ cao xuống thấp, tương ứng với các giới hạn thẩm quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm;
Thứ hai, Được tổ chức chặt chẽ và khoa học trong quản lý hành chính theo sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong từng ngành, lĩnh vực, theo cả chiều ngang và chiều dọc;
Thứ ba, Các công chức được bổ nhiệm có thời hạn – theo nhiệm kỳ đối với các chức vụ trong hệ thống, trên cơ sở các tiêu chuẩn phù hợp với từng vị trí việc làm, và có sự thăng tiến thứ bậc trong nghề nghiệp, công việc chuyên môn;
Thứ tư, Hệ thống hành chính hoạt động theo đúng các trình tự, thủ tục, có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức, cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ, thực thi chính sách, pháp luật hiệu lực, hiệu quả.
Xu hướng
Trong một thời gian dài, hệ thống hành chính được (giới nghiên cứu quốc tế) coi là cần thiết giữ vai trò trung lập với các nhà chính trị và hoạt động chính trị. Tuy nhiên, ứng dụng thực tế có thể khác rất nhiều, việc hành chính công tham gia, tác động đến quá trình hoạch định chính sách là một xu hướng thay đổi. Và chính quản lý hành chính công hiện nay đang dần thay đổi để có vai trò chủ động quản lý sự thay đổi trong xã hội…
Cùng với đó, cách tiếp cận chính sách công trong nghiên cứu hành chính công đã góp phần làm rõ hơn vai trò của hệ thống hành chính đối với sự thay đổi chính sách trong quản lý nhà nước hiện đại ngày nay, nhưng cũng làm “mờ” hơn ranh giới giữa hành chính công, chính sách công và chính trị.
Nguyễn Anh Phương
—————————————————–
(Chuyên trang Hành chính công trên chinhsach.vn ( https://chinhsach.vn/hanh-chinh-cong, hoặc: http://hanhchinh.vn ) đang được xây dựng và phát triển. Các bạn vui lòng quay lại sau, hoặc đọc một số bài liên quan dưới đây):
- Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia
- Đạo đức công vụ, Trách nhiệm, Trách nhiệm giải trình
- Nhà nước phúc lợi trong chính thể dân chủ phương Tây
- Tư nhân cung cấp dịch vụ công: Đe doạ các giá trị dịch vụ công
Một số chủ đề/nội dung chính (dự kiến phát triển):
Khoa học hành chính.
Khái niệm Hành chính.
Quản lý hành chính. Quản lý nhà nước.
Hệ thống hành chính nhà nước
Chính phủ. Hành pháp. Chính quyền.
Quyền lực công. Kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tổ chức nhà nước, tổ chức hành chính nhà nước. Lý thuyết tổ chức
Thể chế. Thể chế hành chính. Hành chính – chính trị.
Pháp luật hành chính.
Tài phán hành chính. Quyết định hành chính. Hành vi hành chính. Tố tụng hành chính. Luật Tố tụng hành chính.
Thủ tục hành chính. Pháp luật về thủ tục hành chính. Vi phạm hành chính. Xử lý vi phạm hành chính. Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Luật Hành chính công. Luật Dịch vụ công.
Công chức, công vụ.
Bộ tiêu chuẩn đạo đức. Bộ tiêu chuẩn ứng xử. Đạo đức công vụ.
Thực thi công vụ. Thực thi pháp luật.
Trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình.
Quản lý công – Quản lý công mới – Quản lý tốt. Quản trị tốt.
Quản lý nguồn nhân lực.
Hiệu quả, hiệu suất, năng suất, cải tiến năng suất, chất lượng.
Dịch vụ công – Dịch vụ hành chính công. Dịch vụ công ích.
Hành chính tư. Khu vực công – Khu vực tư. Lĩnh vực công cộng.
Tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tham nhũng chính trị. Tham nhũng thể chế. Tham nhũng chính sách. Tham nhũng hành chính.
Tham nhũng lớn. Tham nhũng nhỏ.
Nghiên cứu hành chính.
Hành chính học. Hành chính học so sánh.
Dân chủ. Dân chủ điện tử.
Cải cách hành chính.
Chính phủ điện tử.
Nhà nước phục vụ. Nhà nước kiến tạo.
Phát triển bền vững…
Tài liệu tham khảo:
Wilson, W 1887, The study of administration, Politic. Sci. Q., 2, pp.197–222.
Wilson, W 1984, The new meaning of government, Public Admin. Rev., 44, 193–195.
Van Riper, P 1983, The American administrative state: Wilson and the founders – An unorthodox view, Public Admin. Rev., pp.477–490.
Weber, M 1958, Bureaucracy, In From Max Weber: Essays in Sociology, Gerth, H. H. & Mills, C. W., Eds., Oxford University Press, New York, pp.196-244.
Ostrom, V 1989, Some developments in the study of market choice, public choice and institutional choice, In Handbook of Public Administration, Rabin, J., Hildreth, W. B & Miller, G. J, Eds., Marcel Dekker, New York, pp.861-883.
Ostrom, E. and Ostrom, V 1971, Public choice: A different approach to the study of public administration, Public Admin. Rev., 31, pp.203-216.
Waldo, D 1990, A theory of public administration means in our time a theory of politics also, In Public Administration: The State of the Discipline, Lynn, N & Wildavsky, A., Eds., Chatham House, Chatham, pp.73-84.