• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • Home
  • Quy trình Chính sách
  • Hoạch định Chính sách
  • Phân tích Chính sách
  • Giới thiệu

Chính sách công

Chính sách công

  • Chính sách công
  • Hành chính công
  • Diễn đàn Chính sách
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thuật ngữ Chính sách
Home » Chính sách xã hội » Giảm bất bình đẳng

Giảm bất bình đẳng

27/07/2020 by Nguyễn Anh Phương 2 Comments

Giảm bất bình đẳng: Mục tiêu phát triển bền vững

Giảm bất bình đẳng (Mục tiêu thứ 10) trong tầm nhìn 2030, vẫn luôn là cái đích rất quan trọng mà chính sách của mỗi quốc gia, và ở cả cấp độ toàn cầu, hướng tới để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt quan tâm đến nhóm những người thu nhập thấp nhất, người yếu thế và “bên lề xã hội”.

Những diễn biến phức tạp gần đây trên thế giới, cả về chính trị, kinh tế, hợp tác quốc tế và dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới nguy cơ tan vỡ, rạn nứt của nhiều định chế quốc tế, cũng như càng gây khó khăn hơn cho các “nước nghèo”, và những người nghèo, người trong tình cảnh dễ bị tổn thương… tại mỗi quốc gia, nhất là với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển.

– Vấn đề chính sách: Bất bình đẳng và tham nhũng

– Giảm bất bình đẳng cơ hội để giảm bất bình đẳng thu nhập

Giảm bất bình đẳng cũng không chỉ gói gọn trong nhóm các mục tiêu và giải pháp khá cụ thể tại Mục tiêu 10, mà đòi hỏi sự đồng bộ thực hiện nhiều chính sách, chương trình nhằm đạt được các mục tiêu khác, như tăng trưởng kinh tế bền vững, tăng cường phúc lợi, an sinh xã hội, cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng, hay xây dựng thể chế phát triển bền vững, đẩy lùi tham nhũng đang làm xói mòn nỗ lực quốc gia và quốc tế…

Dường như sau mỗi cuộc “khủng hoảng” trên phạm vi toàn cầu, khoảng cách giàu nghèo giữa nhóm người “giàu nhất” và “nghèo nhất” lại càng nới rộng.

Còn quá nhiều thách thức và những việc phải làm ngay, để mục tiêu giảm bất bình đẳng trong từng quốc gia và giữa các quốc gia không chỉ là “hô khẩu hiệu”.

*      *

*

Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia

Goal 10: Reduce inequality within and among countries

 

10.1 Đến năm 2030, dần dần đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập của nhóm 40% dân số có thu nhập thấp nhất sẽ cao hơn mức bình quân quốc gia

10.1 By 2030, progressively achieve and sustain income growth of the bottom 40 per cent of the population at a rate higher than the national average.

10.2 Đến năm 2030, trao quyền và thúc đẩy hòa nhập xã hội, kinh tế và chính trị cho tất cả, không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hay các tình trạng khác.

10.2 By 2030, empower and promote the social, economic and political inclusion of all, irrespective of age, sex, disability, race, ethnicity, origin, religion or economic or other status.

10.3 Bảo đảm bình đẳng cơ hội và giảm thiểu những bất bình đẳng về kết quả, bao gồm việc loại bỏ các đạo luật, chính sách và tập quán phân biệt đối xử, thúc đẩy các pháp luật, chính sách và các hành động thích hợp trong vấn đề này.

10.3 Ensure equal opportunity and reduce inequalities of outcome, including by eliminating discriminatory laws, policies and practices and promoting appropriate legislation, policies and action in this regard.

10.4 Có các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền lương và an sinh xã hội, và dần đạt được sự bình đẳng hơn.

10.4 Adopt policies, especially fiscal, wage and social protection policies, and progressively achieve greater equality.

10.5 Cải thiện việc quy định và giám sát các thị trường và định chế tài chính toàn cầu, cũng như tăng cường việc thực thi những quy định này.

10.5 Improve the regulation and monitoring of global financial markets and institutions and strengthen the implementation of such regulations.

10.6 Bảo đảm tăng cường đại diện và tiếng nói cho các quốc gia đang phát triển trong việc ra quyết định trong các tổ chức kinh tế quốc tế và các định chế tài chính toàn cầu, nhằm tạo dựng những định chế hiệu quả, đáng tin cậy, trách nhiệm giải trình và hợp pháp hơn.

10.6 Ensure enhanced representation and voice for developing countries in decision-making in global international economic and financial institutions in order to deliver more effective, credible, accountable and legitimate institutions.

10.7 Tạo thuận lợi cho việc di cư và di chuyển của người dân có trật tự, an toàn, thường xuyên và trách nhiệm, thông qua việc thực thi các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt.

10.7 Facilitate orderly, safe, regular and responsible migration and mobility of people, including through the implementation of planned and well-managed migration policies.

10.A Thực hiện quy tắc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển, phù hợp với các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới.

10.A Implement the principle of special and differential treatment for developing countries, in particular least developed countries, in accordance with World Trade Organization agreements.

10.B Khuyến khích hỗ trợ phát triển chính thức và các dòng vốn, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho các nước có nhu cầu vốn lớn, đặc biệt là các nước kém phát triển, các nước Châu Phi, các Quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển không có biển, phù hợp với các kế hoạch và chương trình quốc gia.

10.B Encourage official development assistance and financial flows, including foreign direct investment, to States where the need is greatest, in particular least developed countries, African countries, small island developing States and landlocked developing countries, in accordance with their national plans and programmes.

10.C Đến năm 2030, giảm xuống dưới 3% các chi phí giao dịch kiều hối và xóa bỏ các kênh chuyển tiền với chi phí cao hơn 5%. 

10.C By 2030, reduce to less than 3 per cent the transaction costs of migrant remittances and eliminate remittance corridors with costs higher than 5 per cent.

 

Xem: 17 Mục tiêu Phát triển bền vững

chinhsach.vn

Bài liên quan

Filed Under: Bất bình đẳng, Chính sách Phát triển, Chính sách xã hội, Vấn đề chính sách Tagged With: bất bình đẳng, chính sách phát triển, chính sách xã hội, giảm bất bình đẳng, phát triển bền vững

About Nguyễn Anh Phương

(Mr.)
Tốt nghiệp Chính sách công & Hành chính công tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) - https://anu.edu.au

Reader Interactions

Trackbacks

  1. Chính sách giáo dục: Giảm bất bình đẳng về cơ hội học tập says:
    22/08/2020 at 12:32 am

    […] có những mục tiêu như: Đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập; Giảm bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc […]

    Reply
  2. Giảm nghèo, bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế - Chính sách công says:
    03/09/2020 at 1:14 am

    […] năm 2012 (Chen & Ravallion 2013). Những con số này gây áp lực mạnh lên vấn đề giảm bất bình đẳng trong hoạch định chính sách cấp độ quốc gia và quốc tế. Khi mà bất bình […]

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Search

Đọc nhiều nhất

  • chinh sach la gi Chính sách là gì?

  • danh gia chinh sach Đánh giá chính sách công: một số vấn đề lý luận

  • phan tich chinh sach Phân tích chính sách công

  • binh dang gioi Bình đẳng giới: Phụ nữ, giới, và phát triển

  • 17 muc tieu phat trien ben vung 17 Mục tiêu Phát triển bền vững

  • cac giai phap thay the Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp thay thế

  • hoach dinh chinh sach Hoạch định chính sách ở Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý

  • Hoạch định chính sách trong hoạt động lập pháp

  • bien-tap-tap-chi-journal-editor Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

  • giam bat binh dang Giảm bất bình đẳng

  • khái niệm chính sách Khái niệm chính sách

  • phong chong tac hai thuoc la Nâng cao hiệu quả chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá

  • tac hai thuoc la Phòng, chống tác hại thuốc lá và bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam

  • nang-luc-chinh-sach Chính sách vì dân

  • quy trinh chinh sach Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

Hành chính công

hanh chinh cong

Hành chính công là gì?

phong-chong-tham-nhung-anti-corruption

Tiếp cận thể chế, đạo đức và văn hóa trong phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu tình huống ở Indonesia

Nên đọc

bien-tap-tap-chi-journal-editor

Kinh nghiệm viết bài báo nghiên cứu khoa học: Từ góc độ biên tập

khoa hoc chinh sach

Khoa học chính sách ở Việt Nam: Những ghi chú ngắn

truyen-thong-chinh-sach

Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách

chinh sach cong

Chính sách công và khoa học chính sách

cong cu chinh sach cong

Công cụ chính sách

khái niệm chính sách

Khái niệm chính sách

chinh sach la gi

Chính sách là gì?

nang-luc-chinh-sach

Chính sách vì dân

Footer

Về chinhsach.vn

chinhsach.vn được sáng lập bởi Nguyễn Anh Phương, nhằm góp phần chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực chính sách, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (...)

Liên hệ

Email: phuong@chinhsach.vn

DMCA.com Protection Status

Hỏi đáp

Chính sách là gì?

Chính sách công là gì?

Chu trình chính sách là gì?

Công cụ chính sách là gì?

Đánh giá chính sách là gì?

Phân tích chính sách là gì?

Có thể bạn quan tâm

Chính sách vì dân

Năng lực chính sách

Hoạch định chính sách ở Việt Nam

Quy trình lập pháp và Quy trình chính sách

Quy trình chính sách và Phân tích chính sách

Nghiên cứu chính sách và ứng dụng lập pháp

© 2025 Chính Sách · All Rights Reserved.

chinhsach.vn | chinhsachcong.vn | hanhchinh.vn